Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xử lý một số vấn đề tài chính khi lập báo cáo tài chính thế nào?
- Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xử lý một số vấn đề tài chính khi lập báo cáo tài chính thế nào?
- Những thông tin nào phải được doanh nghiệp vừa và nhỏ thuyết minh khi giả định về sự hoạt động liên tục không còn?
- Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục có cần lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi làm báo cáo tài chính không?
Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xử lý một số vấn đề tài chính khi lập báo cáo tài chính thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xử lý một số vấn đề tài chính khi lập báo cáo tài chính theo quy định như sau:
- Thực hiện trích trước vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh đối với các khoản lỗ dự kiến phát sinh trong tương lai nếu khả năng phát sinh khoản lỗ là tương đối chắc chắn và giá trị khoản lỗ được ước tính một cách đáng tin cậy; Ghi nhận nghĩa vụ hiện tại đối với các khoản phải trả kể cả trong trường hợp chưa có đầy đủ hồ sơ tài liệu (như biên bản nghiệm thu khối lượng của nhà thầu..) nhưng chắc chắn phải thanh toán;
- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đang phản ánh lũy kế trên Báo cáo tình hình tài chính (như chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam), doanh nghiệp kết chuyển toàn bộ vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ);
- Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ hết như lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, công cụ dụng cụ xuất dùng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí trong giai đoạn triển khai… được ghi giảm toàn bộ để tính vào chi phí trong kỳ. Riêng chi phí trả trước liên quan đến việc thuê tài sản, trả trước lãi vay được tính toán và phân bổ để phù hợp với thời gian trả trước thực tế còn lại cho đến khi chính thức dừng hoạt động;
- Các khoản chênh lệch lãi, lỗ khi đánh giá lại tài sản và nợ phải trả sau khi bù trừ với số dự phòng đã trích lập (nếu có) được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác hoặc chi phí tài chính, chi phí khác tùy từng khoản mục cụ thể tương tự như việc ghi nhận của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
Khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xử lý một số vấn đề tài chính khi lập báo cáo tài chính thế nào? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào phải được doanh nghiệp vừa và nhỏ thuyết minh khi giả định về sự hoạt động liên tục không còn?
Căn cứ khoản 8 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC, trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về khả năng tạo tiền và thanh toán nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cho các cổ đông và giải thích lý do về sự không so sánh được giữa thông tin của kỳ báo cáo và thông tin kỳ so sánh, cụ thể:
- Số tiền có khả năng thu hồi từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi nợ phải thu;
- Khả năng thanh toán nợ phải trả theo thứ tự ưu tiên, như khả năng trả nợ ngân sách Nhà nước, trả nợ người lao động, trả nợ vay, nợ nhà cung cấp;
- Khả năng thanh toán cho chủ sở hữu, đối với công ty cổ phần cần công bố rõ khả năng mỗi cổ phiếu sẽ nhận được bao nhiêu tiền;
- Thời gian tiến hành thanh toán các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Lý do không so sánh được thông tin kỳ báo cáo và kỳ so sánh: Do kỳ trước doanh nghiệp trình bày Báo cáo tài chính dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục. Do doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ghi rõ tên cơ quan, số quyết định) hoặc do Ban giám đốc có dự định theo văn bản (số, ngày, tháng, năm) nên Báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo được trình bày theo nguyên tắc kế toán khác (không đáp ứng giả định hoạt động liên tục).
Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục có cần lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi làm báo cáo tài chính không?
Căn cứ khoản 3 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
...
3. Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, doanh nghiệp vẫn phải trình bày đủ các Báo cáo tài chính và ghi rõ là:
- Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục và được trình bày theo Mẫu B01 - DNNKLT;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo mẫu B02 - DNN và B03 - DNN đáp ứng giả định hoạt động liên tục;
- Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục và được trình bày theo Mẫu B09 - DNNKLT.
Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, căn cứ khoản 2 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định đây là loại báo cáo khuyến khích các doanh nghiệp lập khi thực hiện báo cáo tài chính.
Theo đó, bên cạnh các loại báo cáo bắt buộc gồm báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục;bBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục thì doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục cũng được khuyến khích lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?