Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?

Cho hỏi khi được doanh nghiệp cử đi học đào tạo nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào? Câu hỏi của anh Phát Tài đến từ Hậu Giang.

Khi doanh nghiệp cử đi học đào tạo nghề, người lao động được những gì?

Trong quá trình làm việc, để nâng cao trình độ, tay nghề, người sử dụng lao động có thể cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Theo như quy định trên thì trong trường hợp người lao động được đào tạo nghề để nâng cao trình độ thì người lao động và người sử dụng lao động phải tiến hành ký hợp đồng đào tạo nghề.

Đáng chú ý là chi phí đào tạo nghề nâng cao trình độ sẽ do người sử dụng lao động chi trả hoặc do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, khi doanh nghiệp cử người lao động đi đào tạo nghề thì người lao động sẽ được nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, chuyên môn nghề và không mất bất kỳ chi phí nào.

Khi được doanh nghiệp cử đi học đào tạo nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?

Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?

Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề, người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo?

Người lao động sau khi được đào tạo phải làm việc cho người lao động theo đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo. Sau đó, không thiếu trường hợp người lao động tự ý bỏ việc , khiến cho các doanh nghiệp không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại do mất kinh phí đào tạo.

Trong trường hợp này người lao động có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động.

Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong hợp đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại chi phí này.

Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Tuy nhiên, Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại có quy định như sau:

Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học
1. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.

Bởi vậy, để tránh tranh chấp xảy ra sau này, các bên khi ký hợp đồng đào tạo nghề cần thỏa thuận rõ các điều kiện phải hoàn trả chi phí đào tạo và trường hợp được miễn trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?

Căn cứ vào Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, hằng năm người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch và danh sách kinh phí cho việc đạo tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong thời gian đào tạo nghề có phải trả lương không?
Pháp luật
Công ty thu học phí khi đào tạo nghề cho người lao động thì có vi phạm quy định không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình trạng lao động trước khi nhập học đối với đào tạo nghề nông nghiệp? Hướng dẫn đánh giá nội dung các tiêu chí?
Pháp luật
Người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện gì để được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?
Pháp luật
Để chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ ở nước ngoài cần những tài liệu nào?
Pháp luật
Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tối đa bao nhiêu tiền để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động?
Pháp luật
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được dạy nghề cho người lao động từ bao nhiêu tuổi trở lên? Đào tạo người dưới tuổi quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo nghề
14,340 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào