Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?
- Sớm ban hành Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp?
- Tăng cường kiểm tra, xử lý tin xấu đọc trên mạng xã hội và xử lý triệt để SIM không chính chủ, tin nhắn rác?
- Đến năm 2026 giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp?
- Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?
Sớm ban hành Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 75/2022/QH15, hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực xây dựng, với những nội dung nổi bật như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn; kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW năm 2022;
- Sớm hoàn thành phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch thành phố, quy hoạch chung đô thị của 05 thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất.
- Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh....
- Khẩn trương hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhất là dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5.
- Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm các thủ tục hành chính, nhất là trong khâu thẩm định, cấp phép để thúc đẩy phát triển xây dựng các dự án nhà ở, bất động sản, cải tạo chung cư cũ, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực thiếu hệ thống hạ tầng hoặc chưa được phép đầu tư.
- Khẩn trương hoàn thiện chính sách ưu đãi thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhất là nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua.
- Sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
- Trong năm 2023, ban hành 12 bộ quy chuẩn và đến năm 2025, công bố đầy đủ 128 tiêu chuẩn cốt lõi theo định hướng mới.
- Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường sử dụng sáng chế và áp dụng công nghệ mới trong ngành xây dựng...
Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? (Hình từ Internet)
Tăng cường kiểm tra, xử lý tin xấu đọc trên mạng xã hội và xử lý triệt để SIM không chính chủ, tin nhắn rác?
Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 75/2022/QH15, hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, với những nội dung nổi bật như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi số. Thúc đẩy phát triển, khai thác dữ liệu số, dịch vụ số, nền tảng số Việt Nam; tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng số, nền tảng số để thực hiện chuyển đổi số.
- Năm 2025, hoàn thành 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai để phục vụ phát triển Chính phủ số, chính quyền số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
- Đẩy nhanh thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 nhằm hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo
- Tăng cường kiểm tra việc bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về thu thập, xử lý thông tin cá nhân.
- Bảo đảm kết hợp giữa phòng, chống thông tin xấu độc với nâng cao khả năng sàng lọc, tăng “sức đề kháng” của người dân trước thông tin xấu độc.
- Xử lý triệt để SIM không chính chủ; tiếp tục chủ động có các giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tình trạng tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác”...
Đến năm 2026 giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 75/2022/QH15, hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực nội vụ như, với những nội dung nổi bật như sau:
- Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Đến năm 2026, giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng, bảo đảm bố trí biên chế phù hợp với từng loại hình, mô hình tổ chức bộ máy và từng địa bàn.
- Tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, làm cơ sở để ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền.
- Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm vùng, miền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế...
Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 75/2022/QH15, hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực thanh tra như, với những nội dung nổi bật như sau:
- Khẩn trương triển khai thực hiện Luật Thanh tra (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV;
- Tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.
- Bảo đảm 100% các vụ việc khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền; chuyển danh sách tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan kiểm tra Đảng để xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa đầy đủ yêu cầu của Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế...
- Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?