Khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5947/QĐ-BCA-C06 năm 2021 có nêu rõ thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu triển khai).
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do.
Bước 4: Cơ quan, tổ chức nhận văn bản trả lời tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu triển khai) hoặc qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu triển khai).
- Thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5947/QĐ-BCA-C06 năm 2021 có đề cập đến hồ sơ thực hiện thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh như sau:
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong đó nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin, thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin công dân đến nộp hồ sơ.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp tỉnh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong đó nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin, thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin công dân đến nộp hồ sơ.
Cơ quan nào quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo như quy định nêu trên thì Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?