Kết quả khám bệnh của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay có được công khai hay không?
Kết quả khám bệnh của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng có được công khai hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 có nêu rõ về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế mức độ Tối mật có quy định như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
2. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, kết quả khám bệnh của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được xem là một trong những thông tin về y tế quan trọng thuộc bí mật nhà nước độ Tối mật.
Như vậy, thông tin sức khỏe của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng bao gồm hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe không được công khai.
Kết quả khám bệnh của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng có được công khai hay không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
- Có trình độ cao về lý luận chính trị.
- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…
- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Ngoài những tiêu chuẩn trên thì để trở thành Tổng Bí thư còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 gồm:
- Về chính trị, tư tưởng;
- Về đạo đức, lối sống;
- Về trình độ;
- Về năng lực và uy tín;
- Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đối với đội ngũ, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì?
Căn cứ theo điểm 1 Mục 4 Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 có quy định như sau:
IV- TIÊU CHUẨN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁN BỘ
1- Tiêu chuẩn
1.1- Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
- Bác sĩ làm việc tại các Khoa A11, Nội A, Nội A1 của các bệnh viện được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cán bộ, các phòng bảo vệ sức khoẻ Trung ương là bác sĩ đa khoa, có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên thuộc một trong các chuyên khoa thuộc chuyên ngành nội khoa hoặc hồi sức cấp cứu.
- Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa, phòng chuyên khoa được phân công khám, chữa bệnh hoặc thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên.
- Nhân viên y tế làm việc tại các khoa cận lâm sàng, thăm dò chức năng... được phân công thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên hoặc cử nhân đúng chuyên ngành có trình độ đại học trở lên.
1.2- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2- Đối với các bác sĩ tiếp cận, phục vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, ngoài các tiêu chí trên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (các bệnh viện đề xuất báo cáo danh sách trình Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương phê duyệt).
3- Các bác sĩ theo dõi sức khoẻ phục vụ cán bộ cấp cao khi đã nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng được đơn vị ký hợp đồng làm thêm, nếu bố trí tham gia theo dõi sức khoẻ, phục vụ cán bộ cấp cao có chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội phải được Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương xem xét đối với từng trường hợp cụ thể.
4- Các bác sĩ tiếp cận được giao nhiệm vụ quản lý, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao phải thực hiện nghiêm túc quy định bảo mật về hồ sơ sức khoẻ cán bộ.
5- Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ.
Theo nội dung nêu trên thì đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc sức khoẻ cho Tổng Bí thư cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?