Kết luận giám định hoạt động thanh tra gồm những gì? Đây có phải căn cứ để kết luận nội dung thanh tra không?
Kết luận giám định hoạt động thanh tra gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Nội dung tại kết luận giám định hoạt động thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Kết luận giám định
1. Kết luận giám định bao gồm các nội dung sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức thực hiện giám định;
b) Tên cơ quan yêu cầu giám định;
c) Thông tin xác định đối tượng giám định;
d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Phương pháp thực hiện giám định;
g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo yêu cầu giám định;
h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Như vậy, kết luận giám định hoạt động thanh tra sẽ bao gồm 08 nội dung sau:
- Cơ quan, tổ chức thực hiện giám định;
- Tên cơ quan yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận của đối tượng cần giám định theo yêu cầu giám định;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Kết luận giám định hoạt động thanh tra gồm những gì? Đây có phải căn cứ để kết luận nội dung thanh tra không? (Hình từ Internet)
Kết luận giám định hoạt động thanh tra có phải căn cứ để kết luận nội dung thanh tra không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Kết luận giám định
...
2. Kết luận giám định là một trong những căn cứ để cơ quan thực hiện chức năng thanh tra kết luận về nội dung thanh tra.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kết luận giám định hoạt động thanh tra được xác định là căn cứ để kết luận nội dung thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra có thể hủy bỏ quyết định trưng cầu giám định hoạt động thanh tra khi không cần thiết không?
Căn cứ quy định tại Điều 80 Luật Thanh tra 2022 về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;
đ) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
e) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
g) Quyết định kiểm kê tài sản;
h) Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;
i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
l) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
n) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
o) Ban hành kết luận thanh tra;
p) Chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này;
q) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
2. Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, i và k khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quyết định trưng cầu giám định hoạt động thanh tra được xác định tại điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022.
Theo đó, khoản 2 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 xác định người ra quyết định thanh tra phải hủy bỏ áp dụng các quy định tại điểm d, đ, e, i và k khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 (không bao gồm điểm c về quyết định trưng cầu giám định).
Do đó, người ra quyết định thanh tra không hủy bỏ quyết định trưng cầu giám định hoạt động thanh tra khi không cần thiết.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?
- Mẫu Thông báo phương án giải quyết nợ khi giải thể công ty? Công ty giải thể phải gửi phương án giải quyết nợ cho ai?
- Năm 2025, tài xế xe khách đón trả khách không đúng nơi bị trừ bao nhiêu điểm GPLX? Xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu Bệnh án da liễu mới nhất? Tải mẫu Bệnh án da liễu? Có thể dùng chữ viết tắt trong hồ sơ bệnh án không?
- Lỗi vượt xe trên cầu phạt bao nhiêu? Có được vượt xe trên cầu không? Lỗi ô tô vượt trên cầu theo Nghị định 168?