Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022: Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
- Mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 là gì?
- Năm 2022, Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
- Trả nợ của Chính phủ năm 2022 là bao nhiêu tỷ đồng?
- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công giai đoạn 2022-2024
Mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 là gì?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
a) Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm huy động vốn vay để thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
b) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
c) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước."
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022: Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
Năm 2022, Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
...
3. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022:
a) Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673.546 tỷ đồng, gồm:
- Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646.849 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 450.700 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 196.149 tỷ đồng.
- Vay về cho vay lại: 26.697 tỷ đồng.
Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ (i) phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; (ii) vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và (iii) trong trường hợp cần thiết vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."
Theo đó, dự kiến năm 2022 Chính phủ vay tối đa 673.546 tỷ đồng, bao gồm: vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646.849 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 450.700 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc không quá 196.149 tỷ đồng và vay về cho vay lại là 26.697 tỷ đồng.
Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ sau đây:
- phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ;
- vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- trong trường hợp cần thiết vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trả nợ của Chính phủ năm 2022 là bao nhiêu tỷ đồng?
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 thì trả nợ của Chính phủ năm 2022 khoảng 335.815 tỷ đồng, cụ thể như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
...
3. Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022:
...
b) Trả nợ của Chính phủ khoảng 335.815 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 299.849 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 35.966 tỷ đồng."
Nguồn kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công giai đoạn 2022-2024
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022 về nguồn kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công giai đoạn 2022-2024 như sau:
"Điều 1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 và dự kiến Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022-2024 với nội dung chủ yếu như sau:
...
5. Kinh phí triển khai thực hiện Chương trình quản lý nợ công 03 năm 2022-2024 lấy từ:
a) Nguồn kinh phí triển khai chương trình, nhiệm vụ được bố trí từ NSNN, huy động từ các nguồn vốn tài trợ nước ngoài và nguồn phí được sử dụng từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017, Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sử dụng phí cho vay lại và phân trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 tháng 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, cân đối vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?
- Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào đối với gói thầu hỗn hợp? Các biện pháp bảo đảm dự thầu?
- 05 Không dành cho Hình ảnh khỏa thân phim 18+ xét theo tiêu chí về khỏa thân, tình dục trong Thông tư 05?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chi tiết an toàn kết cấu nhà ở và công trình theo Quyết định 681?