Kế hoạch tăng cường phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 có những nội dung nào đáng chú ý?
- Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch tăng cường phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 là gì?
- Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 là gì ?
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025 trong ngành giáo dục như thế nào?
Mới đây, ngày 13/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành Kế hoạch 1043/KH-BGDĐT năm 2023 triển khai thực hiện Dự án "Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025" trong Ngành giáo dục . Tải về
Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch tăng cường phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 là gì?
Tại mục I Kế hoạch 1043/KH-BGDĐT năm 2023 đã nêu rõ mục đích, yêu cầu như sau:
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động triển khai thực hiện tại Quyết định 356/QĐ-BGDĐT năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025” (Quyết định 356/QĐ-BGDĐT); thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và kỹ năng phòng chống ma túy (PCMT) cho đội ngũ cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động (gọi chung là nhà giáo) và học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục phổ thông; các đại học, học viện; các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm (các nhà trường).
- Tạo môi trường và cơ chế hoạt động PCMT, tạo chuyển biến mang tính đột phá về trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tệ nạn ma túy cho đội ngũ nhà giáo và HSSV.
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống văn bản về phòng chống ma túy trong Ngành giáo dục; phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- Các đơn vị thuộc Bộ, các Sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm chủ động xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.
Kế hoạch tăng cường phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 có những nội dung nào đáng chú ý? (Hình internet)
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025 là gì ?
Tại mục II Kế hoạch 1043/KH-BGDĐT năm 2023 cho hay:
Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Dự án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025”, cụ thể như sau:
- Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo (hoặc Tiểu Ban Chỉ đạo) phòng chống ma túy trong trường học; ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo (hoặc Tiểu Ban Chỉ đạo) phòng chống ma túy trong trường học.
- Tổ chức nắm bắt thực trạng tệ nạn ma tuý và công tác phòng, chống ma tuý tại các nhà trường.
- Tổ chức truyền thông phòng, chống ma tuý trong nhà trường.
- Xây dựng, triển khai bộ tài liệu giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống ma tuý.
- Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý trong các hoạt động giáo dục của các cấp học.
- Tăng cường công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội.
- Tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
- Tăng cường công tác xã hội hóa cùng chung tay phòng, chống ma túy trong trường học.
(Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân công triển khai thực hiện tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này). Tải về phụ lục
Tổ chức thực hiện Kế hoạch Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025 trong ngành giáo dục như thế nào?
Tại mục III Kế hoạch 1043/KH-BGDĐT năm 2023 cũng đã phân công giao thực hiện:
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ (Trung tâm Truyền thông giáo dục), các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chủ động tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về Kế hoạch và các hoạt động triển khai Kế hoạch của các nhà trường, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường triển khai thực hiện Dự án; chủ trì việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ việc triển khai các nội dung của Kế hoạch; tổ chức sơ kết Dự án hằng năm và tổng kết đánh giá Dự án vào năm 2025.
- Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch theo danh mục các nhiệm vụ phân công (theo Phụ lục đính kèm).
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 356/QĐ-BGDĐT tại địa phương và trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, định kỳ báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 356/QĐ-BGDĐT năm 2023, định kỳ báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các nhà trường trên địa bàn báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên) trước ngày 20/6 và 20/11 hằng năm đến năm 2025.
Đồng thời, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm: Báo cáo kết quả triển khai thực hiện của nhà trường về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên) trước ngày 20/6 và 20/11 hằng năm đến năm 2025.
Và Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên: Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các Sở Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường báo cáo Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định kỳ hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em bị bỏ rơi khi chưa có người nhận làm con nuôi là bao nhiêu?
- Cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở theo phương thức đấu giá như thế nào?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến có được hạn chế truy cập của người tham gia đấu giá trực tuyến không?
- Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Cấp sổ đỏ đối với đất có di tích lịch sử có nhiều người sử dụng đất được thực hiện như thế nào?