Hướng dẫn xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025 (Vốn sự nghiệp) thế nào?

Đến năm 2023 thì việc thực hiện xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Công văn 2169/LĐTBXH-KHTC năm 2022 về xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước như sau:

"2. Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước
2.1. Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước:
a) Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành (tổng hợp đầy đủ các khoản thu từ phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo qui định của Luật NSNN, Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn); trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2022, dự báo tình hình năm 2023 có tính đến các yếu tố tác động trong và ngoài nước, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh và tác động của xung đột chính trị trên thế giới.
b) Các đơn vị thực hiện nghiêm túc các khoản thu hồi nộp ngân sách nhà nước theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức năng.
c) Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp NSNN và để lại chi theo quy định, các đơn vị ước số thu phí, lệ phí thực hiện năm 2022, dự kiến những yếu tố tác động đến số thu năm 2023 để xây dựng dự toán thu phù hợp, tích cực, cụ thể theo từng khoản thu phí, lệ phí (chi tiết tổng số thu, số được để lại chi theo chế độ đối với từng lĩnh vực chi tương ứng, số nộp NSNN theo quy định). Các đơn vị quản lý hành chính nhà nước (Cục QLLĐNN, Cục An toàn lao động và Cục Việc làm) dự kiến số phí được để lại chi theo quy định (chi tiết dự kiến việc sử dụng cho chi thường xuyên theo quy định, chi cho các chương trình, dự án đầu tư đã được phê duyệt - nếu có và tiến độ triển khai thực tế).
d) Đối với khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cùng dự toán ngân sách năm 2023 để giám sát theo quy định. Các đơn vị tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại chi để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định."

Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Công văn 2169/LĐTBXH-KHTC năm 2022 về xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 như sau:

"2. Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước
...
2.2. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:
a) Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023; các đơn vị xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023.
b) Các đơn vị chỉ được chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại khi có dự toán thu. Trường hợp các khoản thu viện trợ phát sinh sau thời điểm trình dự toán thì phải báo cáo Bộ tổng hợp đề nghị Bộ Tài chính (đối với vốn viện trợ cho chi thường xuyên) để báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung dự toán thu làm cơ sở để bổ sung dự toán chi theo quy định."

Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, xây dựng dự toán chi thường xuyên (Vốn sự nghiệp) gồm những gì?

Hướng dẫn xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025 (Vốn sự nghiệp) thế nào? (Nguồn ảnh: Internet)

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong xây dựng dự toán chi thường xuyên như thế nào?

Căn cứ quy đinh tại Mục 3 Phần II Công văn 2169/LĐTBXH-KHTC năm 2022 về xây dựng dự toán chi thường xuyên (Vốn sự nghiệp) như sau:

"3. Xây dựng dự toán chi thường xuyên (Vốn sự nghiệp)
3.1. Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 (nếu có), xây dựng dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức chi NSNN, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành.
a) Các đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo kinh phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của các cơ quan nhà nước theo quy định; chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ưu tiên xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, nền kinh tế số và tận dụng hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán/đề án theo quy định; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiếp tục thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, đồng thời tiếp tục cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định.
b) Đối với dự toán kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
3.2. Dự toán chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với việc triển khai Kết luận số 28-KL/TW; trong đó, quỹ lương tính theo biên chế được giao (nếu có) hoặc theo Kết luận số 28-KL/TW, trên cơ sở đó, xác định cụ thể các tác động tăng hoặc giảm quỹ lương năm 2023 so với năm 2022.
3.3. Dự toán chi hoạt động năm 2023 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Trong đó:
a) Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.
d) Dự kiến việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần."

Như vậy, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong xây dựng dự toán chi thường xuyên (Vốn sự nghiệp) được hướng dẫn như trên.

Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Viện trợ không hoàn lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định hay không?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước là gì, gồm những khoản nào? Việc thu - chi ngân sách nhà nước cần có những điều kiện gì, phạm vi thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mục lục ngân sách nhà nước mới nhất năm 2024? Tải mục lục ngân sách nhà nước mới nhất năm 2024 ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước C1-02/NS mới nhất năm 2024 có dạng như thế nào? Hướng dẫn cách điền giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước?
Pháp luật
Những cơ quan, tổ chức nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước có bị thiếu hụt không? Có được lấy tiền của Ngân hàng nhà nước để bù đắp thiếu hụt không?
Pháp luật
Cam kết chi ngân sách nhà nước thông qua Kho bạc Nhà nước được kiểm soát dựa trên nguyên tắc và thủ tục nào?
Pháp luật
Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng đối với dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường được không?
Pháp luật
Mức tạm ứng chi ngân sách nhà nước xác định thế nào? Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước
14,852 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách nhà nước Viện trợ không hoàn lại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào