Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam như thế nào?

Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam tại Công văn 436/HTQTC-HT như thế nào? Câu hỏi của anh Luân ở Thái Bình.

Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch 2008, quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam được xác định như sau:

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam tại Công văn 436/HTQTC-HT như thế nào? (Hình từ internet)

Khi khai sinh cho con có cần nộp văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

Như vậy, khi đi đăng ký khai sinh trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam tại Công văn 436/HTQTC-HT như thế nào?

Tại khoản 2 Công văn 436/HTQTC-HT năm 2021, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam như sau:

Đại sứ quán Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len tại Hà Nội cho biết: theo pháp luật Anh, cơ quan đại diện ngoại giao của Anh tại Việt Nam (Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Anh tại Hồ Chí Minh) không có thẩm quyền xác nhận quốc tịch Anh cho trẻ (là con của công dân Anh và công dân Việt Nam).

Do đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ là con của công dân Việt Nam và công dân Anh tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền của Việt Nam, phần ghi về quốc tịch của trẻ (nếu không lựa chọn quốc tịch Việt Nam, không có văn bản xác nhận của cơ quan khác có thẩm quyền của Vương Quốc Anh và Bắc Ai Len về việc trẻ có quốc tịch Anh) sẽ để trống.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
5,298 lượt xem
Lựa chọn quốc tịch
Quốc tịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phải sinh con tại Mỹ con mới có quốc tịch Mỹ?
Pháp luật
Cha mẹ có quyền chọn quốc tịch Việt Nam cho con hay không và đăng ký hai quốc tịch cho con được không?
Pháp luật
Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào được phép thôi quốc tịch Việt Nam? Các quy định có liên quan về việc thôi quốc tịch?
Pháp luật
Có phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) khi sai quốc tịch không? Mất quốc tịch và thôi quốc tịch Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản khai lý lịch dùng trong việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lựa chọn quốc tịch Quốc tịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lựa chọn quốc tịch Xem toàn bộ văn bản về Quốc tịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào