Hướng dẫn về lập hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh?
Hướng dẫn về lập hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh bởi Cục thuế TP. Hà Nội ra sao?
Ngày 15/9/2023 Cục thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn 67051/CTHN-TTHT năm 2023 tại đây quy định về hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh.
Theo đó, tại Công văn 67051/CTHN-TTHT năm 2023, Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn về việc quy định về lập hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh như sau:
- Trường hợp Công ty tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Trường hợp Công ty thực hiện điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức thì Công ty phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hướng dẫn về lập hóa đơn đối với sản xuất sản phẩm xuất dùng làm tài sản cố định cho chi nhánh? (Hình từ internet)
Đối tượng nào được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Liên hệ tại Điều 91 Luật Quản lý Thuế 2019, quy định các đối tượng được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gồm có như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý Thuế 2019.
- Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý Thuế 2019 và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý Thuế 2019 nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Lưu ý: Trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019, quy định như sau:
Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng;
- Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử,
- Phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?