Hướng dẫn văn bản tường trình cho học sinh lớp 7 như thế nào? Quy trình viết văn bản tường trình như thế nào?
Hướng dẫn viết văn bản tường trình cho học sinh như thế nào?
>> Xem thêm: Tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm online nhanh chóng, chính xác
Văn bản tường trình là một trong những bài học trong chương trình ngữ văn lớp 7
Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
* Yêu cầu đối với văn bản:
a. Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau:
b. Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình.
- Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.
- Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra: gốm một số trường hợp sau:
- Nếu người viết trực tiếp tham gia vào sự việc thì cần trình bày rõ trách nhiệm của người viết đối với những gì đã diễn ra.
- Nếu người viết chỉ chứng kiến sự việc thì cần nêu rõ trách nhiệm của người viết là chứng kiến và ghi lại trung thực tất cả những gì đã diễn ra.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản:
Như vậy có thể thấy,
* Phần mở đầu của văn bản trên trình bày những nội dung gồm:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình
- Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình
- Người nhận bản tường trình
- Thông tin người viết bản tường trình
* Nội dung tường trình của văn bản trình bày những thông tin gồm:
- Thời gian, địa điểm xảy ra những người tham gia, diễn biến sự việc
- Nguyên nhân của sự việc
- Hậu quả của sự việc
- Xác định rõ trách nhiệm của người viết tường trình
* Nội dung đã được trình bày ở phần kết thúc của văn bản gồm:
- Lời đề nghị
- Lời hứa
- Chữ kí và tên người tường trình.
Hướng dẫn văn bản tường trình cho học sinh lớp 7 như thế nào? Quy trình viết văn bản tường trình như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình viết văn bản tường trình như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài:
Đề tài của văn bản này là một bản tường trình. Nội dung tường trình là một việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia
Thu thập tài liệu:
- Tìm những tài liệu liên quan đến bản tường trình trên sách hoặc mạng
- Đọc lại bài viết ở phần hướng dẫn và nhớ lại sự việc đã xảy ra
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý:
- Để hình thành ý tưởng cho bài biết, em cần xác định những thông tin sẽ triển khai: tên văn bản, tóm lược sự việc cần tường trình , nội dung tường trình, nguyên nhân hậu quả, nội dung cam đoan/ hứa
Lập dàn ý:
- Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và thời gian viết, tên văn bản và tóm lược sự việc.
- Nội dung tường trình: giới thiệu ngắn gọn về thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, tên người liên quan, diễn biến sự việc, nguyên nhân và hậu quả, người chịu trách nhiệm và trách nhiệm người viết văn bản.
- Phần kết thúc: đề nghị/ lời cam đoan/ lời hứa. Chữ kí và họ tên người viết
Bước 3: Viết bản thuyết trình
Việc viết bản tường trình đòi hỏi người viết phải tôn trọng sự thật, trình bày trung thực, đầy đủ, khách quan những sự việc đã xảy ra và phải xác định rõ trách nhiệm của người viết với sự việc
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Mẫu văn bản tường trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1.
Em là: Lê Như Thảo, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Nguyễn Tú xin phép được tường trình lại vụ việc đánh nhau đã xảy ra.
Trong giờ ra chơi ngày hôm qua, em và bạn Phạm Hoàng Nam đã xảy ra xích mích. Do tức giận, em đã lao vào đánh bạn, khiến bạn bị thương. Sau đó, em cảm thấy vô cùng hối hận về hành động của mình. Em xin lỗi cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật. Em xin chịu mọi trách nhiệm và hứa lần sau sẽ không tái phạm!
Người làm tường trình
Như Thảo
Lê Như Thảo
Tuổi của học sinh lớp 7 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp cấp và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tuổi của học sinh các cấp như sau:
- Tuổi của học sinh tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Tuổi của học sinh trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Như vậy, thường thì tuổi của học sinh lớp 7 là 12 tuổi (do tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?