Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời theo Quyết định mới nhất của Bộ Y tế như thế nào?

Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời theo Quyết định mới nhất của Bộ Y tế như thế nào? Câu hỏi của anh Phong ở Huế.

Đối tượng của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời là ai?

Căn cứ theo Chương III Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023, đối tượng của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời gồm có:

- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời:

+ Phụ nữ mang thai

+ Ba mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi

+ Trẻ em từ 0 đến dưới 2 tuổi

+ Hộ gia đình có trẻ em dưới 2 tuổi tại xã có triển khai mô hình

- Đối tượng thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời:

+ Đại diện Ủy ban Nhân dân xã

+ Cán bộ trạm Y tế xã

+ Trưởng thôn/bản

+ Cán bộ Hội phụ nữ xã, thôn/bản

Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời theo Quyết định mới nhất của Bộ Y tế như thế nào? (Hình từ internet)

Việc triển khai thực hiện mô hình "Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Chương V Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023, việc triển khai thực hiện mô hình "Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn địa bàn thực hiện mô hình:

Căn cứ vào năng lực và cân đối kinh phí của địa phương, lựa chọn số xã triển khai mô hình là các xã khu vực III thuộc địa bản quản lý (tối thiểu đạt được 40% tổng số xã khu vực III toàn tỉnh).

Bước 2: Khảo sát đánh giá thực trạng tại xã triển khai mô hình:

Tổ chức khảo sát ban đầu về tình trạng dinh dưỡng, thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai và nuôi dưỡng trẻ, cơ sở vật chất và năng lực cán bộ y tế xã, thôn để đánh giá khả năng thực hiện mô hình tại các địa bàn đã lựa chọn, từ đó đề xuất các hoạt động để đáp ứng triển khai mô hình.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch triển khai mô hình:

Dựa trên kế hoạch khảo sát và các hướng Xây dựng kế hoạch, dẫn chuyên môn, tài chính để xây phê duyệt kế dụng kế hoạch triển khai mô hình.

Mô hình gồm 2 cấu phần: Phòng tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Trạm Y tế và Nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại 1 số thôn khó khăn (tốt nhất bắt đầu bằng 3 thôn sau đó nhân rộng ở các năm sau, tiêu chí lựa chọn theo hướng dẫn bên dưới)

Bước 4: Quyết định thành lập Ban điều hành triển khai Mô hình và các nhóm thực hiện mô hình:

UBND xã ra quyết định thành lập Mô hình với sự tham gia của các bên liên quan; thành viên và nhiệm vụ của các thành viên Ban điều hành và các nhóm thực hiện mô hình.

Bước 5: Tập huấn nâng cao năng lực triển khai thực hiện mô hình:

Dựa vào các tài liệu chuyên môn của Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn cho giảng viên tuyến huyện và sau đó tập huấn cho cán bộ Trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn/bản, cán bộ phụ nữ và trưởng thôn/bản.

Bước 6: Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện mô hình:

Dựa trên khảo sát ban đầu và căn cứ vào các yêu cầu của Mô hình, thực hiện kế hoạch đã được thông qua để triển khai mua sắm, cung cấp các cơ sở vật chất phục vụ mô hình.

Bước 7: Nội dung triển khai mô hình:

Dựa vào tài liệu chuyên môn, các cán bộ được phân công tại xã thực hiện các hoạt động của mô hình, bao gồm:

- Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh | dưỡng trong 1000 ngày đầu đời lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng:

+Tổ chức các buổi tư vấn (cá nhân và nhóm) tại Trạm Y tế theo đúng quy trình đã được tập huấn

+Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản (được lựa chọn) theo đúng quy trình đã được tập huấn kết hợp hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại địa phương

- Tổ chức khám sàng lọc và cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá chế độ ăn của:

+Bà mẹ mang thai 3 lần /thai kỳ/người (có thể lồng ghép vào khám thai)

+ Trẻ em dưới 2 tuổi 3 tháng/lần/trẻ (có thể lồng ghép vào khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em)

- Bổ sung vi chất cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.

Bước 8: Đánh giá kết quả mô hình hằng năm và đề xuất kế hoạch năm tiếp theo:

Hàng năm vào tháng 12, các đơn vị tổ chức đánh giá mỗ hình theo các nội dung sau:

- Đánh giá kết quả đạt được trong năm: mô hình vận hành tốt, sự tham gia của các thành viên, cải thiện kiến thức/hành vi người chăm sóc, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

- Nêu những khó khăn thuận lợi, khả năng duy trì bền vững.

- Đề xuất KH các năm tiếp theo.

Bước 9: Duy trì hoạt động mô hình năm 2024,2025:

Tiếp tục duy trì các hoạt động theo hướng dẫn, cập nhật nếu có các hướng dẫn bổ sung.

Mở rộng nhóm nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở các điểm thôn/bản khác

Hằng năm xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch và triển khai mô hình từ đầu năm.

Nhân lực và nhiệm vụ của từng thành viên trong mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời gồm có như thế nào?

Căn cứ theo Mục III Chương V Hướng dẫn triển khai "Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2869/QĐ-BYT năm 2023, nhân lực và nhiệm vụ của từng thành viên trong mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như sau:

Theo đó, nhân lực và nhiệm vụ của từng thành viên trong mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như bảng nêu trên.

Mô hình chăm sóc dinh dưỡng
Nuôi dưỡng trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước xây dựng và triển khai thực hiện mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời theo Quyết định mới nhất của Bộ Y tế như thế nào?
Pháp luật
Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện gì? Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mô hình chăm sóc dinh dưỡng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,295 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mô hình chăm sóc dinh dưỡng Nuôi dưỡng trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào