Hướng dẫn tra cứu Biên bản vi phạm hành chính về thuế điện tử? Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thế nào?
Hướng dẫn tra cứu Biên bản vi phạm hành chính về thuế điện tử?
Để thực hiện tra cứu Biên bản vi phạm hành chính về thuế điện tử tại ứng dụng Etax, người nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn sau:
(1) NNT thực hiện đăng nhập ứng dụng Etax bằng tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
(2) Chọn menu “Tra cứu”, sau đó chọn tiếp “Thông báo của cơ quan thuế”.
(3) NNT thực hiện nhập và tra cứu Thông báo theo một hoặc nhiều điều kiện tra cứu (Loại thông báo: chọn Biên bản vi phạm hành chính về thuế)
(4) NNT nhấn “Tra cứu” hệ thống thực hiện truy vấn dữ liệu theo điều kiện tra cứu và hiện thị kết quả.
(5) Nhấn “Thông báo” để tải “Biên bản VPHC về thuế” về máy trạm theo định dạng pdf. Khi người nộp thuế đã tải thì trạng thái chuyển về “Đã xem”.
Hướng dẫn tra cứu Biên bản vi phạm hành chính về thuế điện tử? Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thế nào? (Hình từ Internet)
Vi phạm hành chính về thuế là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong đó, các khoản thu khác gồm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung một cụm từ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo nguyên tắc như sau:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế.
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
+ Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ trình phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những giấy tờ, tài liệu nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát là bao nhiêu theo quy định pháp luật?
- Tải về mẫu hợp đồng mua bán 3 bên bằng tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng được thể hiện bằng hành vi cụ thể có giá trị pháp lý không?
- Quy trình thu thập, xử lý thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế được thực hiện theo trình tự nào?
- Mẫu Công văn xin gia hạn thanh toán tiền hàng dành cho doanh nghiệp? Lưu ý quan trọng khi điền mẫu xin gia hạn thanh toán?