Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội? Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào?

Cho hỏi kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào? - câu hỏi của anh Khánh tại Bình Thuận

Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội?

Nhằm hướng dẫn thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Theo đó, về hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội được đã được hướng dẫn thực hiện tại Điều 12 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15

Cụ thể thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định như sau:

- Đại biểu Quốc hội nhận phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra và thực hiện việc ghi phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu. Trong quá trình ghi phiếu, nếu viết hỏng hoặc vì lý do khác, đại biểu Quốc hội được đổi lại phiếu.

- Đại biểu Quốc hội tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu.

- Sau khi đại biểu Quốc hội hoàn thành việc bỏ phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về để tiến hành kiểm phiếu.

- Ban kiểm phiếu xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ theo hướng dẫn đối với từng mẫu phiếu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; kiểm đếm phiếu; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.

Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội? Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào?

Hướng dẫn thực hiện thể lệ bỏ phiếu kín tại kỳ họp Quốc hội? Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín được xác định theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín trong kỳ hợp Quốc hội được xác định theo nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15:

Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Theo đó, Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc như sau:

- Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.

Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;

- Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;

- Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Phiên họp Quốc hội có thực hiện biểu quyết bằng bỏ phiếu kín thì phải được tổ chức bằng hình thức họp nào?

Căn cứ Điều 14 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15:

Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
2. Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hình thức họp trực tuyến, kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.

Theo đó, phiên họp Quốc hội có thực hiện biểu quyết bằng bỏ phiếu kín thì phải được tổ chức bằng hình thức trực tiếp mà không được tổ chức bằng hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.

Kỳ họp Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai chủ trì kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15? Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Kỳ họp thường niên Quốc hội được tổ chức mấy lần trong 01 năm? Khi nào tổ chức họp bất thường Quốc hội?
Pháp luật
9 Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7? Kỳ họp Quốc hội thứ 7 do ai chủ trì kỳ họp?
Pháp luật
Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường bao nhiêu lần 01 năm? Kỳ họp bất thường của Quốc hội được tổ chức công khai hay họp kín?
Pháp luật
Phó Chủ tịch Quốc hội có thể làm chủ tọa phiên họp Quốc hội được không? Ai có quyền trình Quốc hội yêu cầu sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp Quốc hội?
Pháp luật
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kỳ họp Quốc hội có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại Kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm gì?
Pháp luật
5 Nhóm điểm mới quan trọng của Luật Đất đai sửa đổi 2024 vừa được thông qua trong Kỳ họp Quốc hội bất thường lần 5?
Pháp luật
Trường hợp ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nào sẽ diễn ra kỳ họp?
Pháp luật
Tổng hợp 9 dự thảo luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023? Có thông qua Luật Đất đai sửa đổi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỳ họp Quốc hội
1,814 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỳ họp Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào