Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
- Hướng dẫn biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
- Yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
- Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Hướng dẫn biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ hướng dẫn biên soạn tài liệu thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
- Tài liệu được biên soạn phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cần đạt và đối tượng bồi dưỡng của chương trình; phù hợp với vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ và được thẩm định theo quy định.
- Tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao để phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới trong công tác giáo vụ; nội dung các chuyên đề của tài liệu bồi dưỡng phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ.
Tài liệu được biên soạn theo các dạng thức khác nhau để giúp học viên thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng như: sách, bài giảng
- Người biên soạn tài liệu bao gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và các ngành liên quan khác như giảng viên, nghiên cứu viên, nhà thực hành giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp am hiểu về công tác giáo vụ.
Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
Yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
Yêu cầu đối với báo cáo viên
- Báo cáo viên tham gia giảng dạy chương trình là giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm và am hiểu công tác giáo vụ.
- Báo cáo viên là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
- Báo cáo viên cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, chính sách hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục.
- Báo cáo viên giảng dạy chương trình phải gắn việc giảng dạy lý thuyết với các minh chứng điển hình trong thực tiễn.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung bồi dưỡng bám sát chương trình, có đủ tài liệu và điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy lý thuyết, hoạt động thảo luận và thực hành; hoạt động tự nghiên cứu, tự học là một yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng bồi dưỡng của chương trình.
Đối với nội dung tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch, các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng cần tính đến việc phù hợp các điều kiện thực tế và sắp xếp thời gian, nhân lực, các điều kiện khác một cách hợp lý, khoa học.
- Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Tùy theo điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia khóa bồi dưỡng (học trực tiếp, học trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp,...).
- Về phương pháp: Tăng cường áp dụng các phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đối tượng bồi dưỡng như dạy học hợp tác nhóm, cùng tham gia dự án... để thảo luận và tìm kiếm giải pháp giải quyết các tình huống thực tiễn ở các loại hình trường khác nhau.
Yêu cầu đối với học viên
- Nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia học tập trên lớp, tích cực tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của báo cáo viên.
- Chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học để vận dụng vào quá trình công tác.
- Có trách nhiệm thường xuyên tự bồi dưỡng để củng cố các kiến thức, kỹ năng đã được học tập; tiếp tục cập nhật các kiến thức, kỹ năng, các văn bản hướng dẫn, quy định mới để vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của chức danh viên chức giáo vụ.
Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 5 Chương trình bồi dưỡng ban hành kèm theo Quyết định 2775/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ các yêu cầu cần đáp ứng của các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ như sau:
- Là cơ sở giáo dục có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từ trình độ cao đẳng trở lên.
- Có đủ giảng viên cơ hữu và báo cáo viên tham gia giảng dạy chương trình. Trong đó, có ít nhất 01 giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc quản lý giáo dục.
- Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) và cơ sở thực hành để thực hiện Chương trình bồi dưỡng này.
- Có kinh nghiệm tổ chức và triển khai các hoạt động bồi dưỡng viên chức.
- Chủ động trong việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo Chương trình này hoặc sử dụng tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ đã được biên soạn, thẩm định theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?