Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học?
- Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học?
- Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm ra sao đối với chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất?
- Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học là gì?
Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2531/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học như sau:
Nội dung | Hướng dẫn thực hiện |
Biên soạn Tài liệu | - Căn cứ nội dung Chương trình bồi dưỡng quy định tại văn bản này, Bộ GDĐT phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung các chuyên đề cần bổ trợ, nâng cao. - Báo cáo viên, giảng viên tham gia bồi dưỡng căn cứ tài liệu bồi dưỡng do Bộ GDĐT ban hành và tham khảo các văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung Chương trình bồi dưỡng để xây dựng bài giảng lý thuyết và hướng dẫn học viên thực hành. Bài giảng của báo cáo viên, giảng viên cần biên soạn theo nhiều dạng thức khác nhau (Word, PowerPoint, video,...) để học viên dễ dàng tiếp cận và học tập. |
Phương pháp và hình thức bồi dưỡng | - Hình thức bồi dưỡng được thực hiện dưới dạng toàn phần hoặc bồi dưỡng theo từng chuyên đề; tổ chức bồi dưỡng trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến đối với các tiết lý thuyết. - Phương pháp bồi dưỡng đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành. Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học viên tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết. |
Đánh giá kết quả bồi dưỡng | - Kết thúc mỗi chuyên đề, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra hoặc kết quả thảo luận nhóm hoặc kết quả thực tập tình huống. Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, thái độ và kỹ năng ở từng chuyên đề của học viên. - Kết quả đánh giá mỗi chuyên đề được đánh giá mức độ đạt và không đạt. Học viên có kết quả đánh giá không đạt thì yêu cầu được đánh giá lại. |
Yêu cầu đối với báo cáo viên, giảng viên và học viên | Yêu cầu đối với báo cáo viên, giảng viên - Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu đối với học phần giảng dạy, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công việc phù hợp với xu thế phát triển chung. - Có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy GDTC, thể thao trường học, có năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức thực hành. - Có khả năng phát triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế nội dung kiểm tra, đánh giá. Yêu cầu đối với học viên - Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch; thực hiện đúng nội quy của đơn vị tổ chức lớp học. - Trong quá trình học tập, học viên tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và cách xử lý khác nhau để giải quyết vấn đề. Kết hợp với báo cáo viên để tìm ra các cách xử lý tốt nhất. - Học viên chủ động vận dụng các kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào công tác chuyên môn tại nhà trường. |
Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức lớp bồi dưỡng | - Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tiếp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về không gian, âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. - Lớp bồi dưỡng học lý thuyết trực tuyến phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường truyền và thiết bị dạy và học trực tuyến của giảng viên và học viên. - Lớp bồi dưỡng học thực hành phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để học viên thực hành, đáp ứng mục tiêu, nội dung của chuyên đề. |
Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm ra sao đối với chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất?
Căn cứ theo quy định tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2531/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng.
1.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng danh mục tài liệu theo nội dung Chương trình bồi dưỡng; phối hợp chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo quy định.
1.3. Chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý, giảng viên GDTC, thể thao trường học cốt cán của các cơ sở giáo dục đại học theo Kế hoạch của Bộ GDĐT.
2. Các cơ sở giáo dục đại học
2.1. Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động thể thao cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất của đơn vị do Bộ GDĐT chủ trì tổ chức.
2.2. Thường xuyên cập nhật, khai thác và vận dụng có hiệu quả hệ thống văn bản về lĩnh vực GDTC và thể thao trường học tại đơn vị; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về nội dung các chuyên đề thuộc Chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất của đơn vị.
3. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Chương trình bồi dưỡng được trích từ nguồn ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn đóng góp của các cơ sở giáo dục cử cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác GDTC, thể thao trường học tham gia lớp bồi dưỡng theo quy định của Pháp luật./.
Theo như quy định trên, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm như sau đối với chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất:
- Xây dựng kế hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động thể thao cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất của đơn vị do Bộ GDĐT chủ trì tổ chức.
- Thường xuyên cập nhật, khai thác và vận dụng có hiệu quả hệ thống văn bản về lĩnh vực GDTC và thể thao trường học tại đơn vị; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về nội dung các chuyên đề thuộc Chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất của đơn vị.
Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2531/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ mục tiêu của chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo công tác giáo dục thể chất cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Mục tiêu chung
Trang bị cho đội ngũ quản lý, nhà giáo làm công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong các cơ sở giáo dục đại học những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức các hoạt động thể thao trường học, đáp ứng nhu cầu thực tế của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Mục tiêu cụ thể
+ Nâng cao năng lực nhận biết, khai thác và vận dụng hiệu quả hệ thống văn bản về lĩnh vực GDTC và thể thao trường học cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác GDTC.
+ Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chuẩn bị và huy động các nguồn lực trong tổ chức các hoạt động thể thao dành cho sinh viên.
+ Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GDTC và tổ chức, tham gia các hoạt động thể thao dành cho sinh viên.
+ Có kiến thức, kỹ năng phát triển các môn thể thao phù hợp điều kiện thực tiễn trong cơ sở giáo dục đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 6 hình thái ý thức xã hội là gì? Ví dụ về hình thái ý thức xã hội? Mục tiêu môn học Triết học Mác-Lênin là gì?
- Bài văn tả ngày Tết quê em hay nhất, ngắn gọn, ý nghĩa? Miêu tả ngày Tết quê em hay nhất? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Kế hoạch khắc phục hạn chế khuyết điểm của cá nhân sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình? Mẫu kế hoạch?
- Kể về một biểu diễn nghệ thuật mà em được xem lớp 4 hay nhất? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT thế nào?
- Đơn vị mua điện bao gồm đơn vị nào? Đơn vị mua điện có phải đăng ký nút giao dịch trong quá trình đăng ký tham gia thị trường điện không?