Hướng dẫn thực hiện cấp bản sao điện tử từ sổ gốc để có giá trị pháp lý? Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay bản chính không?
Việc cấp bản sao điện tử từ sổ gốc để có giá trị pháp lý được thực hiện thế nào?
Ngày 08/03/2023, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 779/BTP-HTQTCT năm 2023 về việc thực hiện cấp bản sao điện tử từ sổ gốc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Căn cứ nội dung Công văn 779/BTP-HTQTCT năm 2023, việc cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được hiện như sau:
- Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp, thẩm quyền cấp, thời hạn cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Trong đó, đối tượng thực hiện thủ tục cấp bản sao điện tử từ sổ gốc bao gồm:
+ Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
+ Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
+ Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
- Quy trình cấp bản sao điện tử từ sổ gốc phải đảm bảo các quy định tại Chương II Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Hướng dẫn thực hiện cấp bản sao điện tử từ sổ gốc theo Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP? Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay bản chính không? (Hình từ Internet)
Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay bản chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý
...
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu. Thẩm quyền cấp, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc.
Bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Kết hợp với nội dung tại Mục 3 Công văn 779/BTP-HTQTCT năm 2023, bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong đó, việc cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Thủ tục cấp bản sao điện tử từ sổ gốc ra sao?
Theo Mục 2 Công văn 779/BTP-HTQTCT năm 2023, thủ tục cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện theo Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Người yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc là người được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và khoản 3 Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
- Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử cho người yêu cầu; nội dung bản sao điện tử phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
- Thời hạn cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện như sau:
+ Thực hiện ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu;
+ Hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
+ Đối với các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Điều 33 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì được kéo dài thời hạn.
Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?