Hướng dẫn thủ tục đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động?
Báo cáo tình hình thay đổi lao động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về báo cáo tình hình thay đổi lao động cụ thể như sau:
"Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
...
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này."
Từ ngày 15/07/2022, việc báo cáo tình hình thay đổi lao động sẽ được quy định tại khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định cụ thể như sau:
"Điều 73. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”."
Như vậy, đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động thì phải đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Hướng dẫn thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động?
Quy định về việc thực hiện báo cáo tình hình thay đổi về lao động?
Đối với quy định về việc thực hiện quy định báo cáo tình hình thay đổi về lao động thì tại Công văn 3187/BHXH-CNTT năm 2020 về thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định rằng để thực hiện quy định trên, đơn vị sử dụng lao động chỉ cần đăng nhập vào Cổng DVC Quốc gia, lựa chọn thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động, qua đó lựa chọn cơ quan Lao động nhận báo cáo (Phòng LĐTB&XH hoặc Sở LĐTB&XH). Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Cổng DVC Quốc gia sẽ tự động lấy dữ liệu về lao động của đơn vị từ cơ sở dữ liệu của ngành BHXH gửi đến cơ quan Lao động nhận báo cáo mà đơn vị sử dụng lao động đã lựa chọn. Đồng thời, với DVC này, đơn vị sử dụng lao động cũng có thể lựa chọn để khai báo đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên Cổng DVC của BHXH Việt Nam.
Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục liên thông đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động?
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 3187/BHXH-CNTT năm 2020 về thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có hướng dẫn thực hiện thủ tục liên thông đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình thay đổi lao động cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng DVC Quốc gia (dichvucong.gov.vn), đăng nhập bằng tài khoản của đơn vị sử dụng lao động (sử dụng USB ký số):
Bước 2: Tìm thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp và báo cáo tình hình sử dụng lao động
- Bấm vào nút “Dịch vụ công trực tuyến” tại Trang chủ của Cổng DVC Quốc gia:
- Ở màn hình dưới, chọn cơ quan thực hiện là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” rồi bấm Tìm kiếm:
- Màn hình hiển thị danh sách các dịch vụ công do BHXH Việt Nam cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia:
- Chọn “Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp và báo cáo tình hình sử dụng lao động”
- Bấm vào nút “Nộp trực tuyến” để thực hiện dịch vụ công.
Bước 3: Lựa chọn cơ quan nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động
- Sau khi bấm “Nộp trực tuyến” ở bước 2, màn hình sẽ hiển thị giao diện để đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn cơ quan nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động (Sở LĐTB&XH hoặc Phòng LĐTB&XH nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện)
- Bấm vào nút “Đăng ký”, hệ thống sẽ ghi nhận đăng ký cơ quan Lao động nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị sử dụng lao động.
- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu khai báo tình hình sử dụng lao động và đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp có thể bấm vào nút “Tiếp tục” để thực hiện.
Lưu ý: Các đơn vị đăng ký giao dịch điện tử với các nhà I-VAN có thể bấm nút “Thoát”, rồi thực hiện khai báo tình hình sử dụng lao động và đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên phần mềm kê khai của I-VAN.
Bước 4: Khai báo tình hình sử dụng lao động và đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
- Sau khi bấm vào nút “Tiếp tục” ở bước 3, hệ thống sẽ chuyển hướng sang Cổng DVC của BHXH Việt Nam để đơn vị sử dụng lao động có thể kê khai thông tin về tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
- Sau khi nhập đủ và đúng thông tin, chọn “Kê khai” rồi bấm “Xác nhận” để thực hiện ký số và hoàn thành việc nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thông tin thay đổi về người lao động sẽ được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?