Hưỡng dẫn thủ tục Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ở cấp tỉnh mới nhất 2024?
- Hưỡng dẫn thủ tục Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ở cấp tỉnh mới nhất 2024?
- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy gồm những nội dung gì?
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu trong bao lâu?
- Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Hưỡng dẫn thủ tục Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ở cấp tỉnh mới nhất 2024?
Căn cứ theo tiểu mục 8 Phần B Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3384/QĐ-BCA-C07 2024 hướng dẫn thủ tục Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ở cấp tỉnh như sau:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an cấp tỉnh
- Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích; bản chính hoặc bản chứng thực điện tử trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an).
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc gửi thông báo tiếp nhận qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy hoặc thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận kết quả điện tử trên tài khoản dịch vụ công đã nộp hồ sơ trước đó.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an cấp tỉnh
+ Dịch vụ bưu chính công ích: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Trực tuyến: Nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Hưỡng dẫn thủ tục Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ở cấp tỉnh mới nhất 2024? (Hình ảnh Internet)
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, trên đây là những nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu trong bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các đối tượng bao gồm:
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?