Hướng dẫn thử nghiệm trộn lẫn chất phụ gia chữa cháy đậm đặc với nước đảm bảo an toàn? Tốc độ ăn mòn cho phép tối đa của các chất phụ gia chữa cháy là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi về các phương pháp thử nghiệm phòng cháy chữa cháy - chất chữa cháy gốc nước. Các phương pháp thử nghiệm phòng cháy chữa cháy - chất chữa cháy gốc nước được quy định như thế nào? Bảng mẫu tốc độ ăn mòn cho phép tối đa cho các chất phụ gia chữa cháy gồm những gì?

Độ ổn định, tính ăn mòn các chất phụ gia như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 quy định như sau:

- Độ ổn định

+ Các mẫu chất phụ gia chữa cháy đậm đặc không được tách lớp, lắng cặn khi kết thúc mỗi thử nghiệm nêu tại 4.3.5, 4.3.6, và 4.3.7.

Dung dịch chất phụ gia chữa cháy không bị tách lớp hoặc lắng cặn trong bình kín ở các nồng độ tối thiểu và tối đa tại nhiệt độ 21 °C ± 3°C, trong suốt quá trình thử nghiệm nêu tại 4.3.9

- Tính ăn mòn

+ Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy có tốc độ ăn mòn không vượt quá so với tốc độ ăn mòn cho phép được liệt kê trong Bảng 1 dưới đây khi được thử nghiệm theo 4.4.

Như vậy, độ ổn định, tính ăn mòn của các chất phụ gia được quy đinh như trên.

Bảng tốc độ ăn mòn cho phép tối đa gồm những nội dụng gì?

Căn cứ theo quy định tại Bảng 1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 tốc độ ăn mòn cho phép tối đa cho các chất phụ gia chữa cháy như sau:

Bảng tốc độ ăn mòn cho phép tối đa cho các chất phụ gia chữa cháy như sau:

CHÚ THÍCH: Tốc độ ăn mòn hoàn toàn được xác định bởi các thử nghiệm giảm trọng lượng kéo dài trong 90 ngày. Tốc độ ăn mòn hoàn toàn là mức trung bình tối đa cho phép của tất cả các lần thử nghiệm.

- Các thử nghiệm ăn mòn hoàn toàn đối với Magiê được thực hiện để thu được thông tin hiệu suất. Các thử nghiệm ăn mòn giữa các tinh thể không cần phải thực hiện với nhôm hoặc Magiê.

- Các thử nghiệm ăn mòn giữa các tinh thể được thực hiện đối với các mẫu thử nghiệm nhôm hoặc Magiê; không cho phép ăn mòn giữa các tinh thể.

- Các thử nghiệm ăn mòn giữa các tinh thể được thực hiện đối với các mẫu thử nghiệm nhôm; không cho phép ăn mòn. Các thử nghiệm ăn mòn hoàn toàn đối với Magiê được thực hiện để thu được thông tin hiệu suất. Các thử nghiệm ăn mòn giữa các tinh thể không cần phải thực hiện với nhôm.

- Khả năng tương thích với các vật liệu phi kim loại

+ Nhà sản xuất phải công bố tác động của chất phụ gia cô đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy đến độ cứng và thể tích của vật liệu phi kim loại dùng làm bao bì. Khả năng tương thích của chất phụ gia cô đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy với các vật liệu phi kim loại được thử nghiệm theo quy định tại 4.6.

- An toàn với môi trường

+ Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy được pha chế ở nồng độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất, khi sử dụng không được vượt quá các giới hạn độc tính được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

+ Các giới hạn độc tính đối với động vật có vú được liệt kê trong Bảng 2 dưới đây. Các giới hạn độc tính đường miệng và trên da được dựa trên các yêu cầu của EPA (Hoa Kỳ), phải ghi nhãn cảnh báo “THẬN TRỌNG” trên nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn sản phẩm. Chỉ số LD50 càng cao thì độc tính với miếng thử nghiệm càng thấp.

Bảng 2 - Giới hạn độc tính đối với chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy

Dung dịch chất phụ gia chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu LD50 sau 96h thử nghiệm. Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc phải bị phân hủy dễ dàng hoặc có thể phân hủy được. Các thử nghiệm tính an toàn với môi trường được thực hiện theo 4.7

- Thông tin về các thử nghiệm trong mục này được đưa vào các tài liệu của nhà sản xuất để cung cấp cho người sử dụng.

Như vậy, tốc độ ăn mòn cho phép tối đa được quy định như trên.

Các phương pháp thử nghiệm phòng cháy chữa cháy - chất chữa cháy gốc nước được quy định như thế nào?

Hướng dẫn thử nghiệm trộn lẫn chất phụ gia chữa cháy đậm đặc với nước đảm bảo an toàn? Tốc độ ăn mòn cho phép tối đa của các chất phụ gia chữa cháy là bao nhiêu?

Thử nghiệm tính chất vật lý như thế nào?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 được quy định như sau:

- Điểm đông đặc của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc được xác định theo TCVN 3753.

- Độ trộn lẫn

+ Nhiệt độ nước và chất phụ gia chữa cháy đậm đặc khi thử nghiệm được ổn định cho phù hợp theo Bảng 3 dưới đây.

Bảng 3 - Nhiệt độ của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc và nước sử dụng trong thử nghiệm trộn lẫn

+ Đổ 500 ml nước tinh khiết được điều chỉnh đến nhiệt độ thử nghiệm vào một cốc thủy tinh 1L.  Dùng máy khuấy, như minh họa trong Hình 1 cho vào nước đến độ sâu quy định.

+ Điều chỉnh tốc độ máy khuấy đến (60 ±10) r/min.

+ Lượng chất phụ gia chữa cháy đậm đặc cần thiết được điều chỉnh đến nhiệt độ thử nghiệm được đồ vào cốc nước trong vòng 2 s.

+ Sau 10s (10 vòng khuấy), dừng quay và kiểm tra chất lỏng bằng mắt thường. Nếu dung dịch đồng nhất, thời gian (số vòng quay) được ghi lại và kết quả ghi nhận là hòa trộn được vào nước.

+ Nếu dung dịch không đồng nhất, tiếp tục thực hiện lặp lại theo mục 4.2.2.6 cho đến khi tổng thời gian khuấy là 100s (tổng số vòng khuấy là 100 vòng) hoặc dung dịch đồng nhất khi nhìn bằng mắt thường.

+ Nếu dung dịch không đồng nhất sau khi thử theo 4.2.2.7, kết quả ghi nhận là không thể hoà tan.

-  Độ pH của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc.

Độ pH của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc được thử nghiệm theo TCVN 6492.

-  Độ nhớt của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc.

+  Điều chỉnh nhiệt độ hai mẫu chất phụ gia chữa cháy đậm đặc đến các nhiệt độ 2°C, 21 °C, và 49°C trước khi đo độ nhớt.

+  Một nhớt kể quay ở 60 r/min được sử dụng để đo độ nhớt theo ASTM D 2196

+  Mỗi mẫu được đo độ nhớt ba lần, khuấy nhẹ nhàng mẫu giữa các phép đo.

+ Kết quả đo là giá trị trung bình của ba phép đo độ nhớt đối với mỗi mẫu.

- Nhiệt độ chớp cháy của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc.

+ Nhiệt độ chớp cháy trong cốc hở của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc được xác định theo TCVN 7498.

Như vậy, thực nghiệm tính chất vật lý được quy định như trên.

1,167 lượt xem
Chất phụ gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất sử dụng hoá chất trong khu vực sản xuất chất phụ gia thực phẩm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Acid citric có phải chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm? Nước ép quả sử dụng acid citric chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có văn bản nào quy định danh mục chất phụ gia không được phép sử dụng không? Sử dụng chất phụ gia có phải tuân theo nguyên tắc nào hay không?
Pháp luật
Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng có được xem là hàng giả không?
Pháp luật
TCVN 13457-1:2022: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia khi thực hiện phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Hướng dẫn thử nghiệm trộn lẫn chất phụ gia chữa cháy đậm đặc với nước đảm bảo an toàn? Tốc độ ăn mòn cho phép tối đa của các chất phụ gia chữa cháy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất phụ gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất phụ gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào