Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính hiện nay?
Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính như sau:
- Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các yêu cầu sau đây:
+ Đối với các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh theo quy định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, so sánh trước khi đưa vào sử dụng;
+ Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được bố trí cố định hoặc lưu động trên tuyến, địa bàn để phát hiện vi phạm hành chính.
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của các chức danh sau đây:
+ Người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Trưởng Công an cấp huyện); Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc tương đương thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Công an cấp tỉnh) gồm: Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát đường thủy (sau đây viết chung là Cảnh sát giao thông), Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát cơ động; Chánh thanh tra Công an cấp tỉnh; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng các Cục: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Quản lý xuất nhập cảnh; Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Chánh Thanh tra Bộ Công an;
+ Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Giám đốc các Cảng vụ: Đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải; Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Cục trưởng Cục quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
+ Chánh Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường;
+ Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
+ Chánh Thanh tra Sở Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Chánh Thanh tra Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
+ Chi cục trưởng các Chi cục: Hải quan, Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng các Cục: Điều tra chống buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan, Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Cục trưởng các Cục: Nghiệp vụ quản lý thị trường, Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Quản lý thị trường cấp tỉnh, Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
+ Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng các Chi cục: Kiểm lâm, Kiểm lâm vùng, Kiểm ngư vùng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Kiểm ngư; Tổng cục trưởng các Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
+ Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi về tên gọi nhưng không thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của các chức danh đó được giữ nguyên;
+ Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này không có thay đổi về tên gọi nhưng có thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì không còn thẩm quyền quyết định lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính hiện nay? (Hình từ internet)
Yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, thanh tra viên chuyên ngành, công chức, viên chức thuộc các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
+ Thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
- Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
+ Cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật có liên quan;
+ Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được lưu vào hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính.
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, gồm các thông tin cơ bản sau:
+ Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);
+ Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);
+ Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);
+ Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
+ Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;
+ Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
- Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Quá thời hạn nói trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?