Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công năm 2022?
- Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công năm 2022?
- Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công như thế nào?
- Quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công như thế nào?
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công năm 2022?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Lập dự toán
1. Lập dự toán kinh phí ngân sách giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước, quy định của pháp luật khác có liên quan và quy định tại Nghị định này.
2. Lập dự toán
a) Hàng năm căn cứ danh mục sản phẩm, dịch vụ công chi tiết theo số lượng, khối lượng, đơn giá, giá dịch vụ, dự toán năm trước liền kề (trường hợp được giao nhiệm vụ, đặt hàng), đấu thầu năm liền kề trước (trường hợp đấu thầu) và dự kiến biến động các yếu tố chi phí đầu vào; theo hướng dẫn của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị dự toán các cấp lập dự toán nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cùng thời điểm lập dự toán ngân sách và tổng hợp trong dự toán ngân sách của đơn vị, gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định;
b) Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo giá chưa tính đủ chi phí, lập dự toán cả phần ngân sách hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ sự nghiệp công; đối với sản phẩm, dịch vụ công ích lập dự toán phần ngân sách trợ giá.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ công thuộc danh mục thu phí, đơn vị lập dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại chi cho hoạt động dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Theo đó, việc lập dự toán gân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sẽ thực hiện theo luật ngân sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công năm 2022?
Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công như thế nào?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân bổ và giao dự toán
1. Việc phân bổ, giao dự toán nhiệm vụ, đặt hàng của cơ quan quản lý cấp trên cho đơn vị sự nghiệp công lập; dự toán đặt hàng, đấu thầu cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (hoặc dự toán giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định), thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước, quy định của pháp luật khác có liên quan và quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, trong đó phân rõ dự toán giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; dự toán kinh phí trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích.
Các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập; nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
3. Đối với giao dự toán đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy định trên.
Quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công như thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết toán kinh phí
1. Đơn vị sự nghiệp công lập quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong báo cáo quyết toán năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt, thẩm định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Quyết toán kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (hoặc kinh phí giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định): Kết thúc năm tài chính, cơ quan đặt hàng và nhà cung cấp nhận đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu thực hiện nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.
Căn cứ hợp đồng đã được ký kết, dự toán được cấp có thẩm quyền giao, quyết định đơn giá, giá đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ) của cấp có thẩm quyền, giá tiêu thụ theo quy định của Nhà nước, mức trợ giá, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan (nếu có), cơ quan đặt hàng, đấu thầu (hoặc giao nhiệm vụ) thanh toán, quyết toán kinh phí cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và quyết toán kinh phí với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong báo cáo quyết toán năm của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên nhận ký quỹ có phải trả cho bên ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường lãi suất tiền ký quỹ hay không?
- Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao?
- Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật? Thời gian báo cáo là khi nào?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất?
- Thành viên Ban kiểm soát SGDCK thành phố Hồ Chí Minh không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp nào?