Hướng dẫn khai báo hải quan với sản phẩm đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại?
- Đối tượng nào sẽ được áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại?
- Các mặt hàng đường mía sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong bao lâu?
- Khai báo hải quan khi nhập khẩu đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
- Thu thuế chống bán phá giá đối với đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
- Thực hiện kiểm tra Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đường mía được áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
Đối tượng nào sẽ được áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại?
Căn cứ vào Mục 1 Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
1. Đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM
Căn cứ quy định tại Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ Công Thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan;
Căn cứ quy định tại Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 01/8/2022 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía;
Căn cứ các quy định nêu trên việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với mặt hàng đường mía thuộc các mã HS 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90; và 1702.90.91 quy định tại mục 1 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 1514/QĐ-BCT (trừ trường hợp không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM theo quy định tại điểm 3.2 mục 3 Thông báo này) trên cơ sở mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được quy định tại Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường mía thuộc các mã HS 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90; và 1702.90.91 quy định tại mục 1 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 1514/QĐ-BCT.
Hướng dẫn khai báo hải quan với sản phẩm đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại? (Hình từ internet)
Các mặt hàng đường mía sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong bao lâu?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
2. Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM
Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm đường mía được áp dụng kể từ ngày 08/8/2022 đến hết ngày 15/6/2026 (trừ trường hợp thay đổi, gia hạn theo quyết định khác của Bộ Công Thương) theo quy định tại mục 5 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Theo đó, các sản phẩm thuộc danh mục đường mía được liệt kê ở nội dung trên sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ ngày 8/8/2022 đến hết ngày 15/6/2022.
Khai báo hải quan khi nhập khẩu đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
Căn cứ vào Mục 3 Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
3. Khai báo trên Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM khai báo thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo hướng dẫn tại bảng mã thuế chống bán phá giá dùng trong VNACCS đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn với mức thuế là tổng mức thuế của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp quy định điểm 3.1 mục 3 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Trường hợp mặt hàng nhập khẩu quy định tại mục 1 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT được sản xuất bởi một trong các công ty không phải áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM theo quy định tại điểm 3.2 mục 3 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT thì cơ quan hải quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu chỉ tiêu 1.95 Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá (GK) đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan, công chức xử lý thực hiện các bước đã hướng dẫn tại điểm 2.1 mục 2 công văn số 993/TCHQ-TXNK ngày 03/3/2021 của Tổng cục Hải quan.
Theo đó, việc khai báo trên tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo nội dung hướng dẫn trên.
Thu thuế chống bán phá giá đối với đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
Căn cứ vào Mục 4 Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
4. Thu nộp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Các Cục Hải quan, tỉnh thành phố thực hiện các bước đã hướng dẫn tại điểm 3.1 mục 3 công văn số 993/TCHQ-TXNK ngày 03/3/2021 của Tổng cục Hải quan.
Xét tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 993/TCHQ-TXNK năm 2021 hướng dẫn như sau:
3. Thu nộp, hoàn trả khi phát sinh đồng thời thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
3.1. Thu nộp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Công chức hải quan sau khi thực hiện điều chỉnh mức thuế theo hướng dẫn tại điểm 2.1 mục 2 nêu trên thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân nộp số tiền thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp theo thông báo đã được điều chỉnh tách hai loại thuế của cơ quan hải quan.
Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện khai báo bổ sung thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo hướng dẫn tại điểm 2.2 thì cơ quan hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nộp thuế khai sửa đổi, bổ sung theo quy định.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã thực hiện nộp thuế theo số tiền thuế đã khai báo tại điểm 2.1 mục 2 nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa trên cơ sở tổng số tiền thuế đã nộp và hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện điều chỉnh số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế phải nộp của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp theo quy định.
Như vậy, việc thu thuế chống bán phá giá đối với đường mía thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thực hiện kiểm tra Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đường mía được áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào?
Căn cứ vào Mục 5 Công văn 3261/TCHQ-TXNK năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
5. Kiểm tra Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CTCNXX), giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất:
Công chức hải quan kiểm tra CTCNXX theo các bước kiểm tra nêu tại mục 4 của Thông báo ban hành kèm Quyết định số 1514/QĐ-BCT, trong đó lưu ý tại bước 2 như sau:
- Nếu CTCNXX thể hiện tiêu chí xuất xứ không phải xuất xứ thuần túy (như khai báo tiêu chí PE, RVC, CTC,..) thì hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC .
- Nếu CTCNXX thể hiện tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO) thì kiểm tra tên của nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất. Trường hợp tên nhà sản xuất trùng với tên của một trong các công ty được nêu tại điểm 3.2 mục 3 của Thông báo kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT, công chức hải quan kiểm tra các thông tin trên trên Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất để đảm bảo phù hợp với thông tin hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu. (mẫu Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất được đính kèm công văn số 578/PVTM-P1 ngày 03/8/2022 của Cục Phòng vệ thương mại).
Như vậy, việc kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất thuộc đối tượng đường mía áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?