Hướng dẫn ghi hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
- Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức thế nào?
- Hướng dẫn ghi mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
- Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận viên chức có thành phần ra sao?
- Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024?
Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức thế nào?
Hiện nay, mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức là mẫu số 02 bạn hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
Tải về Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Hướng dẫn ghi hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn cho viên chức mới nhất năm 2024 theo Nghị định 115?
Những thông tin trong mẫu số 02 bạn hành kèm theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP được ghi như sau:
- Ghi cụ thể tên đơn vị sự nghiệp.
- Ghi rõ hợp đồng có thời hạn thì ghi cụ thể thời hạn bắt đầu và kết thúc.
- Ghi cụ thể số nhà, phố, phường (thôn, xã), quận (huyện, thị xã), tỉnh, thành phố thuộc tỉnh hoặc trung ương.
- Ghi cụ thể nhiệm vụ phải đảm nhiệm.
- Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày, hoặc trong tuần, hoặc làm việc theo giờ hành chính.
- Phương tiện đi làm việc do đơn vị đảm nhiệm hoặc viên chức tự lo.
- Ghi cụ thể chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, mức lương chính, hình thức trả lương (lương thời gian, khoán...).
- Ghi cụ thể tỷ lệ % các phụ cấp (nếu có) như: Khu vực, trượt giá, độc hại, thu hút, thâm niên, trách nhiệm v.v...
- Ghi cụ thể quyền lợi bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác mà viên chức được hưởng. Ví dụ: Được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
- Ghi cụ thể các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ghi cụ thể viên chức được hưởng quyền lợi nào đã nêu trong mục này.
- Những thỏa thuận khác thường là những thỏa thuận khuyến khích và có lợi hơn cho viên chức như:
+ Những vật dụng rẻ tiền mau hỏng, khi hư hỏng, mất, không phải đền bù,
+ Thực hiện tốt Hợp đồng làm việc được đi du lịch, nghỉ mát, tham quan không mất tiền,
+ Được hưởng lương tháng thứ 13, 14, được nghỉ phép thêm vài ngày đến một tuần,
+ Tai nạn rủi ro ngoài giờ làm việc được trợ cấp thêm một khoản tiền,
+ Được tặng quà ngày sinh nhật.
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận viên chức có thành phần ra sao?
Ngày 12 tháng 3 năm 2024, Bộ Nội vụ đã có Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 nêu rõ thành phần, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm có những thành phần sau:
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).
Theo đó, cá nhân được đề nghị tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng gồm những thành phần: Sơ yếu lý lịch cá nhân, Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm, Giấy chứng nhận sức khỏe, Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).
Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự thế nào từ năm 2024?
Theo Mục III Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 thì Thủ tục tiếp nhận vào viên chức sẽ được đổi tên thành Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý và có trình tự thực hiện như sau:
Bước 1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Bước 2. Hội đồng kiểm tra, sát hạch kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Bước 3. Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện.
Bước 4. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định theo thẩm quyền.
Bước 5. Ký kết Hợp đồng làm việc.
Theo đó, Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng sẽ thực hiện trình tự các bước trên để tiếp nhận viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?