Hướng dẫn đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng USB ký số mới nhất như thế nào?
Hướng dẫn đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng USB ký số mới nhất như thế nào?
Lưu ý:
Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp
Điều kiện:
- Công dân/ Doanh nghiệp sở hữu USB ký số, chứng thư trong USB ký số còn hạn và đang được sử dụng.
- USB được cắm và thiết bị máy tính. Chứng thư số đã được đăng ký tài khoản thành công
Dưới đây là hướng dẫn đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng USB ký số như sau:
- Bước 1: Tại màn hình Trang chủ cổng dịch vụ công Quốc gia click chọn “Đăng ký” tại vùng 1
- Bước 2: Tại màn hình “Đăng nhập”, chọn tab USB ký số tại vùng số 2-> Sau đó nhấn Đăng nhập tại vùng số 3
Chú ý:
- Trường hợp thiết bị đăng nhập chưa cài Plugin-> Công dân/ Doanh nghiệp click tải về công cụ ký điện tử để tải plugin tương ứng với thiết bị truy cập
- Công dân/ Doanh nghiệp chưa cài driver của chứng thư số-> Thực hiện truy cập vào Computer-> Click vào USB và setup cài driver để tiếp tục đăng ký
- Bước 3: Xác nhận đăng nhập từ USB tại vùng số 4 (TH có nhiều chứng thư trong USB, thực hiện chọn chứng thư và nhấn “OK” để xác nhận”
- Bước 4: Nhập mã Pin của USB tại vùng số 5 để hoàn thành đăng nhập
Hướng dẫn đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng USB ký số mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo bao nhiêu mức độ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.
2. Với các dịch vụ công trực tuyến cho phép tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường mạng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm:
a) Triển khai áp dụng chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng cho các ứng dụng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về chữ ký số trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
b) Phát triển, sử dụng các biểu mẫu điện tử tương tác theo quy định.
c) Kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước khác để tự động điền các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
3. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ quy định tại Nghị định này.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tiêu chí kỹ thuật để đánh giá, xếp loại mức độ của dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn, quy định kỹ thuật về tích hợp chữ ký số hoặc ứng dụng ký số trên cổng dịch vụ công.
Theo như quy định trên, Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ bao gồm:
- Dịch vụ công trực tuyến toàn trình
- Dịch vụ công trực tuyến một phần
Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm như sau:
- Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
- Đối xử công bằng, không phân biệt khi người dùng truy cập dịch vụ công trực tuyến trên các kênh cung cấp khác nhau.
- Kết nối, liên thông các kênh cung cấp để người dùng có thể truy cập thông tin trên nhiều kênh cung cấp khác nhau trong một lần sử dụng dịch vụ.
- Sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?