Hướng dẫn các cách tra cứu bảo hiểm y tế thông dụng nhất năm 2022? Tại sao phải tra cứu bảo hiểm y tế?
Thế nào là bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về khái niệm bảo hiểm y tế cụ thể rằng:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn các cách tra cứu bảo hiểm y tế thông dụng nhất năm 2022? Tại sao phải tra cứu bảo hiểm y tế?
Nguyên tắc bảo hiểm y tế là gì?
Tại Điều 3 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về nguyên tắc bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
(2) Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
(3) Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
(4) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
(5) Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Tại sao phải tra cứu bảo hiểm y tế?
Thông thường, tra cứu bảo hiểm y tế là cách nhanh nhất để biết được các thông tin về quá trình mình tham gia bảo hiểm y tế như thế nào, đồng thời có thể biết được thẻ và mã số thẻ bảo hiểm y tế cũng như các quyền lợi về bảo hiểm y tế mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng.
Tra cứu bảo hiểm y tế cũng là một cách tiện lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế thay vì phải đến các trạm, điểm đại lý, thu bảo hiểm y tế để được hỗ trợ người tham gia có thể tra cứu thông tin về bảo hiểm y tế của cá nhân thông qua nhiều cách khác nhau.
Hiện nay, có 4 cách tra cứu bảo hiểm y tế được sử dụng phổ biến cụ thể như sau:
- Tra cứu căn cứ theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế định danh của cá nhân;
- Tra cứu qua chức năng "Tra cứu trực tuyến" của cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
- Tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số;
- Tra BHYT bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp gửi 8079;
Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế thông dụng nhất năm 2022?
Tra cứu căn cứ theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế định danh của cá nhân:
* Với mẫu thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định 1313/QĐ-BHXH năm 2014 (Mẫu cũ):
- Mã số BHYT của mẫu thẻ này gồm 15 ký tự được chia thành 04 ô
- Ô đầu tiên: Gồm 02 ký tự là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình...
- Ô thứ hai: Gồm 01 ký tự bằng số từ 01 - 05, là ký hiệu thể hiện mức hưởng bảo hiểm y tế gồm các mức 100%, 95%, 80%.
- Ô thứ ba: Gồm 02 ký tự bằng số từ 01 - 99, là mã tỉnh, nơi phát hành thẻ bảo hiểm y tế.
- Ô thứ tư: Gồm 10 ký tự là số định danh cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế.
* Với mẫu thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 (Mẫu mới)
- Mã số thẻ mới gồm 10 ký tự là mã số BHXH của người tham gia.
- Thông tin về mức hưởng bảo hiểm y tế được ghi nhận ở góc trên bên phải của mặt trước thẻ bảo hiểm y tế
- Tích hợp nhiều thông tin mới: Nơi cấp, đổi thẻ BHYT; hướng dẫn kiểm tra chi phí khám chữa bệnh,...
Tra cứu bằng tin nhắn:
Đối với Công văn 815/CNTT-PM năm 2019, người tham gia bảo hiểm y tế đã có thể biết được thông tin thẻ thông qua một tin nhắn.
Tra cứu qua ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID:
Tại Công văn 3717/BHXH-CNTT năm 2020 về triển khai ứng dụng VssID do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có hướng dẫn người dân tra cứu ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID, theo đó, người dân có thể tham khảo cách tra cứu tại Công văn này.
Tra cứu bảo hiểm y tế trực tuyến:
Người tham gia bảo hiểm y tế cũng có thể tra cứu thông tin bảo hiểm y tế trực tuyến trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Bước 1: Truy cập đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx.
Bước 2: Nhập mã thẻ, Họ tên, Ngày/tháng năm sinh.
Bước 3: Ấn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và Tra cứu.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?