Huấn luyện viên muốn tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn huấn luyện viên tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp?
Căn cứ Điều 30 Phụ lục quy chế Bóng đá chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-TCTDTT năm 2022 quy định như sau:
- Về trình độ chuyên môn, huấn luyện viên tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về trình độ chuyên môn theo bảng liệt kê dưới đây hoặc bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận, cụ thể:
+ Giải Vô địch quốc gia:
+ Giải hạng Nhất quốc gia
+ Đã bắt đầu khóa đào tạo được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) công nhận, để lấy bằng theo yêu cầu tối thiểu của từng giải; hoặc
+ Có giấy chứng nhận năng lực và kinh nghiệm do AFC cấp theo Quy chế Chứng nhận năng lực và kinh nghiệm của AFC trong trường hợp huấn luyện viên không đáp ứng yêu cầu về bằng theo yêu cầu tối thiểu của từng giải.
- Điều kiện khác: Huấn luyện viên phải có hợp đồng lao động và được câu lạc bộ đăng ký với LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải.
Huấn luyện viên muốn tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp có được ký hợp đồng với hai đội bóng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Theo đó, quy định pháp luật về hợp đồng lao động, hiện nay không có quy định hạn chế quyền ký kết hợp đồng với hai đơn vị trở lên. Mà người lao động cần lưu ý phải bảo đảm việc này không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung hợp đồng lao động đã giao kết.
Tuy nhiên, tại Điều 31 Phụ lục quy chế Bóng đá chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-TCTDTT năm 2022 quy định về hợp đồng lao của huấn luyện viên như sau:
Hợp đồng lao động của huấn luyện viên
1. Huấn luyện viên phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của FIFA, AFC và Quy chế này.
2. Hợp đồng làm thành tối thiểu 03 (ba) bản chính, 01 (một) bản lưu tại câu lạc bộ, 01 (một) bản do huấn luyện viên giữ và 01 (một) bản đăng ký tại LĐBĐVN.
3. Trong hợp đồng lao động phải quy định việc huấn luyện viên có nghĩa vụ tuân thủ các quy định hiện hành của câu lạc bộ: Nội quy, quy định, quy chế, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và câu lạc bộ phải thông báo hoặc cung cấp cho huấn luyện viên các quy định này khi ký kết hợp đồng lao động với huấn luyện viên.
4. Các điều khoản của hợp đồng cho phép câu lạc bộ thêm thời gian thanh toán số tiền đến hạn cho huấn luyện viên sẽ không được công nhận, ngoại trừ được nêu trong thỏa ước lao động tập thể.
5. Huấn luyện viên không được đồng thời ký kết hợp đồng lao động với nhiều câu lạc bộ để huấn luyện những đội bóng có lợi ích đối lập nhau.
6. Việc xử lý kỷ luật đối với huấn luyện viên không được trái quy định của pháp luật về lao động. Nếu việc áp dụng kỷ luật là không đúng, câu lạc bộ có trách nhiệm huỷ bỏ thực hiện kỷ luật, công khai xin lỗi huấn luyện viên trước toàn đội, khôi phục danh dự và các quyền lợi vật chất cho huấn luyện viên như trước khi chưa bị kỷ luật.
7. Nếu huấn luyện viên đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc cấm làm nhiệm vụ theo quyết định kỷ luật của LĐBĐVN thì câu lạc bộ mới có trách nhiệm thực thi biện pháp kỷ luật này đối với huấn luyện viên.
Như vậy, hiện nay huấn luyện viên chuyên nghiệp không được phép ký kết hợp đồng lao động với nhiều câu lạc bộ có lợi ích đối lập nhau. Mà chỉ được phép kí kết hợp đồng với các đội bóng không có lợi ích đối lập nhau. Ví dụ như có thể huấn luyện đội tuyển nam của thành phố Hà Nội và đội tuyển nữ của tỉnh Quảng Ninh.
Nghĩa vụ tham gia Đội tuyển quốc gia của huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Phụ lục quy chế Bóng đá chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-TCTDTT năm 2022 quy định về nghĩa vụ tham gia Đội tuyển quốc gia của huấn luyện viên như sau:
- Huấn luyện viên có trách nhiệm tham gia theo đề nghị của LĐBĐVN sau khi được câu lạc bộ chủ quản đồng ý. Trường hợp huấn luyện viên không thể tham gia vì lý do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng thì phải báo cáo LĐBĐVN và được LĐBĐVN chấp thuận.
- Sau khi kết thúc thời gian tập trung, huấn luyện viên trở về làm nhiệm vụ cho câu lạc bộ đã đăng ký. Thời hạn trở về không quá 24 giờ kể từ khi kết thúc thời gian tập trung. Thời hạn trên có thể kéo dài hơn trong trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng.
- Huấn luyện viên trong thời gian tập trung được hưởng các quyền lợi đã thỏa thuận tại hợp đồng với câu lạc bộ, các quyền lợi theo quy định có liên quan của nhà nước và LĐBĐVN.
- Huấn luyện viên trong thời gian tập trung vi phạm kỷ luật trong sinh hoạt, làm nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Đội tuyển sẽ bị kỷ luật theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?