Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ cần đáp ứng các điều kiện gì?
Khái niệm cho vay nội bộ trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 83 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về khái niệm cho vay nội bộ trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cho vay nội bộ là việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức vay trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ. Hoạt động cho vay nội bộ không phải là hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Như vậy, cho vay nội bộ là việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức vay trong thời hạn không quá 12 tháng với mục đích hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Cho vay nội bộ thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ.
Hoạt động cho vay nội bộ không phải là hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 83 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ và số lượng thành viên Ban kiểm soát tối thiểu từ 03 thành viên trở lên;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho vay nội bộ sau khi bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; không sử dụng nguồn vốn huy động trong và ngoài thành viên để thực hiện hoạt động cho vay nội bộ;
c) Mở sổ sách ghi chép, theo dõi và hạch toán riêng hoạt động cho vay nội bộ;
d) Hoạt động cho vay nội bộ phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này và quy định mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất, xử lý rủi ro từ hoạt động cho vay nội bộ.
Như vậy, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ và số lượng thành viên Ban kiểm soát tối thiểu từ 03 thành viên trở lên;
- Bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; không sử dụng nguồn vốn huy động trong và ngoài thành viên để thực hiện hoạt động cho vay nội bộ;
- Mở sổ sách ghi chép, theo dõi và hạch toán riêng hoạt động cho vay nội bộ;
- Phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết nội dung này và quy định mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất, xử lý rủi ro từ hoạt động cho vay nội bộ.
Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Quỹ chung không chia
Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau đây:
1. Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định;
2. Thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thu nhập từ doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định nhưng không thấp hơn:
a) 5% đối với hợp tác xã;
b) 10% đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 79 và điểm c khoản 2 Điều 88 của Luật này;
4. Thu nhập từ khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ theo thỏa thuận đưa vào quỹ chung không chia sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ 04 nguồn nêu trên.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Riêng khoản 3 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?