Hợp tác xã có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không? Người đại diện có bắt buộc cư trú tại Việt Nam?
Hợp tác xã có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã như sau:
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cá nhân đại diện cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đại diện cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, số lượng người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, số lượng, chức danh, quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; phân chia quyền, nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thực hiện theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, theo quy định, hợp tác xã có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Khi đó, việc phân chia quyền, nghĩa vụ trong trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật sẽ thực hiện theo thực hiện theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã.
Hợp tác xã có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không? Người đại diện có bắt buộc cư trú tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã có bắt buộc cư trú tại Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ còn một người đại diện theo pháp luật mà người này trong vòng 30 ngày không thực hiện hoặc không thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật và không ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nêu trên, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức Đại hội thành viên bầu người đại diện theo pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì hợp tác xã phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp hợp tác xã chỉ có 01 người đại diện theo pháp luật thì người đại diện này phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì chỉ cần đảm bảo có ít nhất 01 người cư trú tại Việt Nam.
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã có ký tên vào Giấy chứng nhận phần vốn góp không?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và ghi vào sổ đăng ký thành viên tại thời điểm góp đủ phần vốn góp.
2. Giấy chứng nhận phần vốn góp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn; tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;
d) Phần vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hỏng; cấp đổi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều này; thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, Giấy chứng nhận phần vốn góp của hợp tác xã cần phải có chữ ký, họ tên của người đại diện theo pháp luật.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Riêng khoản 3 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?