Hợp nhất Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất?
- Hợp nhất Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất?
- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị thu hồi khi nào?
- Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Hợp nhất Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất?
Hiện nay, căn cứ Điều 24 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động như sau:
- Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định hiện hành thì để thành lập các tổ chức tín dụng, trước tiên cần làm thủ tục xin giấy phép từ Ngân hàng nhà nước, sau đó sẽ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư.
Tại Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này.
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
3. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép; thông tin về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài và các thông tin có liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, để giảm bớt thủ tục liên quan đến cấp phép, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung quy định hợp nhất Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định hợp nhất này là một bước đột phá trong giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, phù hợp với chính sách chung của Chính phủ, giảm đáng kể thời gian, chi phí mà cơ quan đăng ký kinh doanh và tổ chức tín dụng phải sử dụng nguồn lực vào việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Hợp nhất Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị thu hồi khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.
Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?