Hỗn hợp có chứa dung dịch HCFC có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không? Khi nào loại trừ hoàn toàn dung dịch HCFC?

Cho tôi hỏi hỗn hợp có chứa dung dịch HCFC có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không? Khi nào loại trừ hoàn toàn dung dịch HCFC? - Câu hỏi của anh Lâm tại Long An

Dung dịch HCFC là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:

Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh.

Cụ thể hơn, căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định:

Đối tượng chịu thuế
...
2. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.

Ngoài ra HCFC còn được biết là hợp chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.

Theo đó, hiện nay dung dịch HCFC đang được xác định là một trong những đối tượng bị đánh thuế bảo vệ môi trường do việc sử dụng hợp chất này có thể gây suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính.

Hỗn hợp có chứa dung dịch HCFC có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không? Khi nào loại trừ hoàn toàn dung dịch HCFC?

Hỗn hợp có chứa dung dịch HCFC có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không? Khi nào loại trừ hoàn toàn dung dịch HCFC? (Hình từ Internet)

Hỗn hợp có chứa dung dịch HCFC có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?

Luật Thuế Bảo vệ môi trường hiện hành chưa có quy định hỗn hợp chứa dung dịch HCFC có thuộc đối tượng chịu thuế hay không. Cụ thể, Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 chỉ đề cập đến dung dịch HCFC mà chưa bao gồm cả việc dung dịch này có thể tồn tại dưới dạng hỗn hợp.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế BVMT có đề cập đến: “Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC" thuộc các loại hàng hóa chịu thuế BVMT.

Như vậy, hiện nay hỗn hợp chất có chứa dung dịch HCFC vẫn bị đánh thuế bảo vệ môi trường tương ứng với tỷ lệ phần dung dịch HFCF trong hỗn hợp.

Lộ trình cắt giảm dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)?

Thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal (Hiệp định quốc tế về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon), Việt Nam có trách nhiệm loại trừ việc tiêu thụ các chất HCFC và phải loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC vào năm 2030.

Cụ thể, căn cứ Điều 2F Nghị định thư Montreal có thỏa thuận:

Hydrocloruafluorocacbon
3. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2015 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C không vượt quá, hàng năm mười phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.
4. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2020 và trong mỗi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C không vượt quá, hàng năm 0,5 phần trăm của tổng lượng được nói tới ở mục 1 của Điều này.
5. Mỗi Bên bảo đảm rằng trong thời kỳ mười hai tháng bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 2030 và trong mồi thời kỳ mười hai tháng sau đó, mức tính toán của mình về tiêu thụ các chất được kiểm soát trong Nhóm I của Phụ lục C hàng năm không vượt quá số không.

Tại nhóm I phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định thư Montreal có liệt kê một số chất thuộc nhóm HCFC. Theo đó, để thực hiện cam kết nêu trên, Việt Nam cũng đã đề ra lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC.

Cụ thể, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
...
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.

Theo đó, hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ HCFC trong những năm sắp tới nhiều biện pháp thúc đẩy giảm phát thải và bảo vệ tầng ô dôn đã được thực hiện như: Xây dựng và triển khai cơ chế, phương thức hợp tác; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức; Khuyến khích các hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Căn cứ Chương IV Nghị định 06/2022/NĐ-CP).

Dung dịch HCFC
Thuế bảo vệ môi trường TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự thảo Nghị quyết mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ năm 2025
Pháp luật
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong trường hợp nào? Hàng hóa không phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Khi mua túi ni lông thì có phải chịu thuế Bảo vệ môi trường không? Người sản xuất bao bì và người mua bao bì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xăng có chịu thuế bảo vệ môi trường không? Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là gì?
Pháp luật
Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào? Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu hay thuế trực thu? Ai là người nộp thuế bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là gì? Dung dịch này không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nộp thuế bảo vệ môi trường đúng thời hạn nhưng sai tiểu mục thì có bị phạt chậm nộp không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Ai phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng? Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng?
Pháp luật
Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với hàng hóa nào? Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa là ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dung dịch HCFC
5,494 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dung dịch HCFC Thuế bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dung dịch HCFC Xem toàn bộ văn bản về Thuế bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào