Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì? Hội viên của Hội Tâm lý xã hội Việt Nam có những quyền lợi gì?

Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì? Hội viên của Hội Tâm lý xã hội Việt Nam có những quyền lợi gì? - Câu hỏi từ bạn Thơ (Trà Vinh)

Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ phê duyệt kèm Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của các công dân, tổ chức Việt Nam đã và đang làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến, dịch vụ, tư vấn trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và ứng dụng các tri thức tâm lý học xã hội trong nhà trường, cộng đồng, xã hội nói chung vào giải quyết những vấn đề xã hội do thực tiễn đặt ra và phát triển tâm lý học xã hội.

Hội Tâm lý học xã hội phải đảm bảo hoạt động dựa trên các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ phê duyệt kèm Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 như sau:

Nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự đảm bảo kinh phí; không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, tài khoản riêng.

Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì? Hội viên của Hội Tâm lý xã hội Việt Nam có những quyền lợi gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Điều lệ phê duyệt kèm Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 về nhiệm vụ của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ của Hội
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo đúng Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ pháp luật về hội và quy định của pháp luật khác có liên quan. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết, động viên tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu những vấn đề về lý luận của tâm lý học xã hội Việt Nam như: Lý luận về tâm lý các nhóm, các tầng lớp xã hội (nhận thức xã hội, tư duy xã hội, niềm tin xã hội...); tri giác xã hội, tâm trạng xã hội, thái độ xã hội, các hành vi xã hội; tâm lý học quản lý; tâm lý giao tiếp trong tổ chức; tâm lý học kinh doanh; các vấn đề bạo lực trong đời sống xã hội, trong gia đình và nhà trường; vấn đề trầm cảm và tự tử trong xã hội; thích ứng xã hội, các kỹ năng sống; định kiến xã hội, định kiến giới; tâm lý đám đông... và các vấn đề tâm lý xã hội khác ở con người trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ, liên kết, khuyến khích hội viên hợp tác, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đưa tri thức tâm lý học xã hội vào tư vấn, giảng dạy, giáo dục, đào tạo nhằm góp phần thúc đẩy, phổ biến các hành vi, hiện tượng tâm lý tích cực đồng thời dự báo, phòng ngừa, làm giảm thiểu, ngăn chặn những hành vi tâm lý tiêu cực nảy sinh trong xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước; giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia với các cơ quan, tổ chức có chức năng của Nhà nước, trường đại học, các viện nghiên cứu tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đào tạo chuyên môn về tâm lý học xã hội khi được yêu cầu nhằm thúc đẩy phát huy những yếu tố tâm lý tích cực và ứng dụng tri thức tâm lý học xã hội vào việc tư vấn, giáo dục, giải quyết những vấn đề phức tạp, tiêu cực nảy sinh trong xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tiến bộ xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các cơ sở đào tạo có chức năng tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng sống cho các lứa tuổi (chủ yếu là thanh thiếu niên, trẻ em) phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giúp đỡ hội viên trong các hoạt động liên kết kinh tế - khoa học và ứng dụng tâm lý học, các loại hình dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa hội viên với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia tâm lý học xã hội trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tâm lý xã hội nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tâm lý học xã hội trong hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
7. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tâm lý học xã hội khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức, cập nhật thông tin về tâm lý học xã hội, xu hướng tâm lý xã hội cho hội viên và đông đảo nhân dân quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý xã hội vào việc xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực tâm lý học xã hội theo quy định của pháp luật.
8. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong nghiên cứu, vận dụng những kiến thức, tri thức tâm lý học xã hội mới để khuyến khích yếu tố tâm lý tích cực trong xã hội phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước.

Đồng thời, Căn cứ quy định tại Điều 5 Điều lệ phê duyệt kèm Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam sẽ nhận được những quyền hạn như sau:

Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền mục đích hoạt động của Hội và đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
4. Thành lập pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được gia nhập các tổ chức quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động của Hội và ký kết, thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động; cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế.
9. Khen thưởng, kỷ luật và kết nạp, khai trừ hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội viên của Hội Tâm lý xã hội Việt Nam có những quyền lợi gì?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Điều lệ phê duyệt kèm Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 ghi nhận những quyền lợi mà hội viên Hội Tâm lý xã hội Việt Nam được hưởng như sau:

Quyền lợi của hội viên
1. Hội viên cá nhân:
a) Được tham gia các hoạt động, dự đại hội, thảo luận, biểu quyết các công việc của Hội, được bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp hành Hội và giới thiệu hội viên gia nhập Hội theo Điều lệ của Hội;
b) Kiến nghị với Hội và các tổ chức của Hội để được giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tri thức tâm lý học xã hội, được Hội tạo điều kiện đưa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tri thức tâm lý học xã hội vào đời sống xã hội. Ưu tiên công bố các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong các tạp chí, ấn phẩm của Hội;
c) Được cung cấp thông tin thường xuyên về các kết quả, công trình nghiên cứu mới trong lĩnh vực tâm lý học xã hội, tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia tâm lý học xã hội trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tâm lý học xã hội trong hoạt động nghề nghiệp;
d) Được cấp Thẻ “Hội viên Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam” và sử dụng thẻ này khi tham gia các sinh hoạt và hoạt động của Hội;
đ) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp trong hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội và quy định của pháp luật;
e) Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia hoạt động Hội. Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Hội hoặc tổ chức trực thuộc nơi tham gia sinh hoạt Hội trước 01 (một) tháng và phải nộp lại thẻ hội viên.
2. Hội viên tổ chức:
a) Được tham gia các hoạt động, cử đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc, thảo luận, biểu quyết các công việc của Hội, được bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp hành Hội và giới thiệu hội viên gia nhập Hội theo Điều lệ của Hội;
b) Được cấp Giấy chứng nhận “Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam” và được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp và được hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
3. Hội danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội.
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức của Hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?
Pháp luật
Mục đích hoạt động của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì? Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không?
Pháp luật
Hội viên cá nhân của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những ai? Quyền lợi của hội viên cá nhân là gì?
Pháp luật
Hội viên tổ chức của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm những tổ chức nào? Quyền lợi của hội viên tổ chức là gì?
Pháp luật
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan nào? Nhiệm vụ của cơ quan này là gì?
Pháp luật
Trụ sở của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là ở đâu? Nghĩa vụ của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì?
Pháp luật
Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam? Cơ quan thường trực làm việc dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan nào?
Pháp luật
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là gì? Hội viên của Hội Tâm lý xã hội Việt Nam có những quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,766 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào