Hội đồng xét chuyển ngạch Thanh tra gồm mấy thành viên? Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét chuyển ngạch ra sao?
Hội đồng xét chuyển ngạch Thanh tra gồm mấy thành viên?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Cụ thể, Hội đồng xét chuyển ngạch được quy định như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
2. Việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét chuyển ngạch vào các ngạch thanh tra đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: ở trung ương là lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; ở địa phương là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ở trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ở địa phương, Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ;
c) Ở trung ương, Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ; ở địa phương, Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh), Ủy viên thường trực có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục hồ sơ, tài liệu, để báo cáo Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra;
d) Các ủy viên khác tùy theo yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan.
Như vậy, Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra gồm 05 thành viên. Cụ thể, xác định theo từng cấp địa phương như sau:
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Ở Trung ương: Lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Ở địa phương: Lãnh đạo UBND tỉnh.
- Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Ở Trung ương: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Ở địa phương: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Ủy viên thường trực:
+ Ở Trung ương: Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Ở địa phương: Ủy viên thường trực là Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Ủy viên khác: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cử đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị liên quan tùy theo yêu cầu.
Hội đồng xét chuyển ngạch Thanh tra gồm mấy thành viên? Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét chuyển ngạch ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
...
2. Việc xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra phải thông qua Hội đồng xét chuyển ngạch.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét chuyển ngạch vào các ngạch thanh tra đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
Hội đồng xét chuyển ngạch có 05 thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng gồm:
...
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Hội đồng xét chuyển ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết để quyết định theo đa số.
Đối tượng nào được Hội đồng xét chuyển ngạch xem xét xét chuyển ngạch bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch
1. Người đang công tác trong cơ quan thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra, cụ thể như sau:
a) Trường hợp là chuyên viên hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên;
b) Trường hợp là chuyên viên chính hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên chính;
c) Trường hợp là chuyên viên cao cấp hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp.
Như vậy, đối tượng được Hội đồng xét chuyển ngạch xem xét xét chuyển ngạch bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra bao gồm những người đang công tác trong cơ quan thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ Thanh tra.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Như vậy, Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra chính thức được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?