Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở gồm những ai?
Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng như sau:
(1) Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Hội đồng có từ 03 đến 05 Phó Chủ tịch. Thủ trưởng đơn vị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
- Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn Tòa án nhân dân tối cao và một số đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
(2) Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
- Hội đồng có không quá 04 Phó Chủ tịch. Người đứng đầu đơn vị có chức năng giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
- Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn và một số đơn vị nhỏ thuộc cơ quan, đơn vị (đối với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 01 đến 02 Ủy viên là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện).
Theo đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Quyết định thành lập, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở (Học viện Tòa án, Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị Quyết định thành lập gồm những thành phần trên.
Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở gồm những ai? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc khen thưởng trong Tòa án nhân dân là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định nguyên tắc khen thưởng trong Tòa án Nhân dân như sau:
- Dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen đến đó.
- Không xét hai hình thức khen thưởng (bao gồm cả danh hiệu thi đua) cho một đối tượng có cùng một thành tích đạt được; trừ trường hợp đạt thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn trong lực lượng vũ trang (nếu có).
Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
- Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định của Tòa án nhân dân tối cao).
- Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được.
+ Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.
+ Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng).
+ Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
- Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo trong năm công tác).
Nếu xét khen thưởng theo tiêu chí Thẩm phán thì căn cứ theo tiêu chí chung của Thẩm phán trong cơ quan, đơn vị.
- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
- Cá nhân, tập thể không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị huỷ, sửa, nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung.
- Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự.
Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen thưởng nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng khác; Hội đồng Thi đua-Khen thường cùng cấp xem xét, đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.
- Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung (trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung).
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thường thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỷ lệ nữ cao hơn.
- Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước.
Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian đề nghị khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
- Cấp nào chủ trì phát động thi đua, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng (đối với trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn cấp đó).
- Trường hợp tính số cá nhân hoặc số tập thể có kết quả là số thập phân thì được làm tròn số: Dưới 0,5 được tính là 0, từ 0,5 trở lên được tính là 1.
Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong Tòa án?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định hình thức tổ chức thi đua như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Tổ chức thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo cụm thi đua để xây dựng kế hoạch, phát động, ký kết giao ước và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Trưởng cụm thi đua tiến hành tổng kết phong trào thi đua, xét tặng hoặc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện. Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên để trong phạm vi cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị hướng dẫn xét khen thưởng theo thẩm quyền. Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Tòa án nhân dân có thời gian từ 03 năm trở lên, Tòa án nhân dân tối cao gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng
Như vậy, có 2 hình thức tổ chức thi đua trong Tòa án là: Thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.
Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?