Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
- Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
- Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện như thế nào?
- Thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền khi nào?
- Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền ra sao?
Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
Theo Điều 20, Điều 25 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trong đó, người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo của Hội Đông y cấp tỉnh hoặc Hội Châm cứu cấp tỉnh hoặc Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền khác.
- Các ủy viên Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 08 thành viên các đơn vị sau:
+ Đại diện phòng chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Đại diện cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe trong đó có đào tạo về y, dược cổ truyền;
+ Đại diện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Đại diện Hội nghề nghiệp lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc mời thêm các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực y, dược cổ truyền tham gia Hội đồng.
Hội đồng thẩm định cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những ai?
Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 23 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
(1) Người đề nghị cấp giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tới cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú qua bưu điện hoặc trực tiếp hoặc qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Tại đây
(2) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà người đề nghị cấp giấy chứng nhận không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận không còn giá trị.
Người đề nghị nộp lại hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-BYT nếu có nhu cầu.
(3) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức Hội đồng để thẩm định.
(4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng thẩm định, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04 Tại đây hoặc ban hành văn bản về việc từ chối cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do từ chối.
Thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền khi nào?
Theo Điều 26 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền bị thu hồi trong 4 trường hợp sau đây:
(1) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
(2) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền không đúng quy định.
(3) Có kết luận của Hội đồng chuyên môn do cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền không bảo đảm an toàn, hiệu quả.
(4) Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền không phải là người giữ quyền sở hữu bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền ra sao?
Theo Điều 27 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người đã được cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định tại Điều 26 Thông tư 02/2024/TT-BYT gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
(2) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp;
Nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào?
- Khởi công xây dựng là gì? Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi bị nghiêm cấm?
- Mẫu Phiếu xin ý kiến nhân sự Ban chấp hành chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Hình thức lấy phiếu xin ý kiến là gì?
- Khung tên bản vẽ thiết kế xây dựng phải có chữ ký của ai? Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng gồm những gì?
- Khen thưởng đảng viên theo định kỳ và không theo định kỳ mới nhất? Cách ghi mẫu sổ theo dõi khen thưởng thế nào?