Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng gồm những ai? Hội đồng có những nhiệm vụ như thế nào?
Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng phòng gồm những ai?
Căn cứ Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 20/11/2020.
Tại Điều 16 Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định Hội đồng kiểm tra bao gồm những thành viên sau:
- Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
- Ủy viên Hội đồng kiểm tra;
- Ủy viên thư ký Hội đồng kiểm tra.
Theo đó, thẩm quyền thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề Bộ Quốc phòng được xác định:
- Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra bậc cao khu vực;
- Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề của các cơ sở sản xuất thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng;
- Tư lệnh quân khu, quân đoàn và tương đương quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề của quân khu, quân đoàn và tương đương;
- Tư lệnh quân chủng, binh chủng và Thủ trưởng cục chuyên ngành quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề chuyên ngành kỹ thuật.
Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng gồm những ai? Hội đồng có những nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng ra sao?
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề Bộ Quốc phòng được quy định tai Điều 17 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra.
2. Xét và phê duyệt danh sách công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra.
3. Phê duyệt đề kiểm tra, đáp án và thang điểm kiểm tra.
4. Ban hành nội quy, quy chế kiểm tra.
5. Quyết định thành lập ban giám khảo.
6. Tổ chức huấn luyện; khai mạc, bế mạc, đánh giá kết quả kiểm tra.
7. Phê duyệt và công nhận kết quả của công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra.
8. Báo cáo kết quả kiểm tra bậc trình độ kỹ năng nghề và đề nghị cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc mới.
9. Thông báo kết quả về cơ quan, đơn vị có công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra.
Như vậy theo nội dung quy định trên thì Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng có 09 nhiệm vụ cơ bản nêu trên.
Khi thực hiện kiểm tra trình độ kỹ năng nghề, Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề quyết định công nhận kết quả kiểm tra theo các thang điểm đánh giá theo quy định tại Điều 9 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
- Trường hợp áp dụng thang điểm 10:
+ Loại giỏi: Từ 8,0 điểm đến 10 điểm;
+ Loại khá: Từ 6,5 điểm đến dưới 8,0 điểm;
+ Loại trung bình (gọi là đạt yêu cầu): Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5 điểm;
+ Không đạt: Dưới 5,0 điểm.
- Trường hợp không áp dụng thang điểm 10, Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề quyết định lựa chọn một trong những phương pháp sau để công nhận kết quả:
+ Quy đổi kết quả điểm kiểm tra lý thuyết hoặc kết quả điểm kiểm tra thực hành về thang điểm 10 để phân loại đánh giá;
+ Áp dụng đánh giá kết quả theo quy định chấm điểm của một số ngành, nghề dân dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Trường hợp kết quả đạt từ 4 điểm đến dưới 5 điểm bài kiểm tra lý thuyết, nhưng bài kiểm tra thực hành đạt 7,5 điểm trở lên thì được xét và công nhận đạt yêu cầu.
Vi phạm trong hoạt động kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 12 Thông tư 142/2020/TT-BQP về xử lý vi phạm, những vi phạm trong hoạt động kiểm tra trình độ kỹ năng nghề Bộ Quốc phòng được xử lý như sau:
- Trường hợp kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành, nếu người tham dự kiểm tra vi phạm quy chế, thì Ban giám khảo lập biên bản và đề nghị Hội đồng kiểm tra xử lý theo quy định.
- Trường hợp trong quá trình ôn luyện, kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành, nếu người tham dự kiểm tra cố ý gây hư hỏng phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm, nguyên vật liệu, vật tư thì bị xử lý theo quy chế kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra để lộ nội dung kiểm tra hoặc chấm điểm kiểm tra không chính xác, làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Quân đội.
- Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ phúc tra bài kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành, nếu thực hiện không chính xác, không đúng quy định hoặc kết quả bị sai lệch thì cá nhân, tổ chức bị xử lý kỷ luật theo quy định của Quân đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?