Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Thành phần của Hội đồng gồm những ai?
- Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập ở những cấp nào?
- Thành phần của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
- Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng được thành lập ở những cấp nào?
Căn cứ Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở được thành lập ở các cấp:
- Sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
- Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
Ngoài ra, các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu trên thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.
Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Thành phần của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở ra sao? (Hình từ Internet)
Thành phần của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
Thành phần của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 142/2017/TT-BQP, bao gồm:
- Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc đại diện Hội đồng quân nhân, đại diện tập thể người lao động (những nơi không có tổ chức công đoàn) làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;
- Người làm công tác y tế ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Các thành viên khác có liên quan; thành phần của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới theo điều kiện thực tế ở đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 4 Điều 14 Thông tư 142/2017/TT-BQP, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham mưu, giúp người chỉ huy đơn vị (người sử dụng lao động) trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Đề nghị người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
Công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Hiện nay, công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 142/2017/TT-BQP như sau:
Nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chương trình về an toàn, vệ sinh lao động và triển khai áp dụng phù hợp với đặc thù hoạt động quân sự trong Bộ Quốc phòng. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
2. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với hoạt động lao động trong Bộ Quốc phòng.
3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và vận động tổ chức quần chúng tham gia công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ bảo hộ lao động tại các đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Như vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện theo 04 nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?