Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao?

Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao? Anh V.M - TPHCM.

Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao?

Ngày 21/11/2023, Học viện Tư pháp ra Quyết định 2237/QĐ-HVTP 2023 Tải quy định mức thu học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp mở tại trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, mức học phí mới đối với chương trình đào tạo nghề công chứng chất lượng cao khóa 2 năm 2024 như sau:

- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ Bảy, Chủ nhật: 29.950.000 đồng/học viên/khoa học (Hai mươi chín triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).

- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 23.960.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi ba triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn).

Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao?

Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Chỉ tiêu tuyển sinh và hình thức xét tuyển lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao khóa 2 năm 2024 là gì?

Theo Thông báo 295/TB-HVTP 2024 Tải quy định chi tiết chỉ tiêu và hình thức tuyển sinh như sau:

(1) Chỉ tiêu

- Tại thành phố Hà Nội: 50 học viên;

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 50 học viên.

(2) Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

Việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Kinh nghiệm làm việc của người tham gia dự tuyển trong các tổ chức hành nghề công chứng,

- Trình độ chuyên môn trong lĩnh vực luật của người tham gia dự tuyển,

- Hạng tốt nghiệp bằng cử nhân ngành luật,

- Đã tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành luật ở nước ngoài hoặc Chương trình đào tạo cử nhân luật chất lượng cao.

Hồ sơ đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao khóa 2 năm 2024 gồm những gì?

Tại Thông báo 295/TB-HVTP có quy định hồ sơ đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao gồm:

- Xác nhận thời gian làm việc trong các tổ chức hành nghề công chứng (nếu có).

- 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phòng văn phòng công chứng (bản gốc);

- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh (theo mẫu của Học viện Tư pháp) ghi rõ địa chỉ email/số điện thoại của thí sinh (bản gốc);

- 02 bản sao công chứng hoặc chứng thực bằng cử nhân luật trở lên. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương,

- 04 ảnh (4x6) có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau.

Ngoài ra, thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển được quy định như sau:

- Nộp hồ sơ dự tuyển trực tiếp: giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết);

- Hoặc gửi hồ sơ dự tuyển qua bưu điện.

- Hạn nhận hồ sơ: ngày 26/7/2024.

Tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên là gì?

Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 thì tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên gồm:

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Lương của Công chứng viên là viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 trong việc xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Trong đó, xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. Lương cơ bản của Công chứng viên là viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được tính dựa trên bảng lương mới này.

Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;

- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương của viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:

- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);

- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);

- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương Công chứng viên là viên chức sẽ được xây dựng theo công thức như sau:

Lương Công chứng viên là viên chức = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).

>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến công chứng tại đây

Đào tạo công chứng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học viện tư pháp thông báo mức học phí mới của lớp đào tạo nghề Công chứng chất lượng cao từ năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Mức học phí mới được áp dụng đối với các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp bắt đầu từ năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024? Lịch nộp hồ sơ, lịch nhập học của các Khóa đào tạo Nghề Công chứng thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề công chứng mới nhất 2024 tại TP Hà Nội và TP HCM gồm những gì?
Pháp luật
Quy trình trở thành Công chứng viên thì qua những bậc đào tạo nào? Phí đào tạo nghề Công chứng hiện nay bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để theo học công chứng viên là gì? Mất bao nhiêu năm để học xong khóa đào tạo nghề công chứng?
Pháp luật
Công chứng viên có phải bắt buộc tham gia khóa đào tạo công chứng viên hàng năm? Công chứng viên mang thai thì có phải tham gia khóa đào tạo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo công chứng viên
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,679 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo công chứng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo công chứng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào