Học sinh cần lưu ý sẽ đóng cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG TPHCM đợt 2 sau ngày 7/5/2024 đúng không?
Sẽ đóng cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG TPHCM đợt 2 sau ngày 7/5/2024 đúng không?
Các mốc thời gian thí sinh đăng ký, thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM năm 2024 đợt 2 như sau:
- 16/4/2024: Mở đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2;
- 07/5/2024: Kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2;
- Đợt 2 được tổ chức vào ngày 2/6
Tại 12 tỉnh/thành phố, gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.
- Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6.
Theo đó, cần lưu ý sẽ đóng cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG TPHCM đợt 2 sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi vào ngày 7/5/2024
Học sinh cần lưu ý sẽ đóng cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2024 ĐHQG TPHCM đợt 2 sau ngày 7/5/2024 đúng không? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn thanh toán lệ phí dự thi đánh giá năng lực 2024 đợt 2 như thế nào?
Tại thông tin kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 có nêu rõ lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 như sau:
Cổng đăng ký: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.
Lệ phí đăng ký dự thi: 300.000 đồng/lượt thi.
Thí sinh đã đăng ký thi đợt 1 vẫn có thể thi thêm đợt 2 để tăng cơ hội trúng tuyển.
Hướng dẫn thanh toán lệ phí dự thi như sau:
(1) Chọn phương thức thanh toán
Bước 1. Nhấn nút “Thanh toán”
Bước 2. Nhấn nút “Nhấn chọn phương thức”
Bước 3. Lựa chọn phương thức thanh toán lệ phí
Thí sinh chọn một trong bốn phương thức thanh toán qua ví điện tử sau để nhận thông tin thanh toán:
- Phương thức 1: Thanh toán qua dịch vụ Ví Viettel Money;
- Phương thức 2: Thanh toán qua dịch vụ Ví điện tử FPTPay;
- Phương thức 3: Thanh toán qua dịch vụ Ví Momo;
- Phương thức 4: Thanh toán qua dịch vụ Ví Payoo (Đại lý Payoo).
Bước 4. Kiểm tra thông tin thanh toán và nhấn nút “Xác nhận”
Bước 5. Thực hiện thanh toán theo hình thức thanh toán đã chọn.
(2) Thay đổi phương thức thanh toán (trường hợp thí sinh muốn thay đổi ví thanh toán điện tử khác)
Bước 1. Nhấn nút “Thanh toán” → Nhấn nút “Nhấn đổi phương thức”
Bước 2. Chọn Phương thức thanh toán qua ví khác → nhấn nút “Chọn ví”
Bước 3. Thực hiện thanh toán theo hình thức thanh toán đã chọn
(3). KIỂM TRA TÌNH TRẠNG HỒ SƠ (Xem hồ sơ “Đã thanh toán lệ phí” hoặc “Chưa xác nhận thanh toán”)
- Tình trạng hồ sơ “Đã thanh toán lệ phí” tại trang đăng ký
- Hoặc Nhấn nút “Thanh toán” → Xem tình trạng hồ sơ
Tình trạng hồ sơ “Chưa xác nhận thanh toán”
Trường hợp thí sinh đã đóng lệ phí qua ví điện tử mà tình trạng hồ sơ vẫn hiển thị thông tin “Chưa thanh toán”, thí sinh cần liên hệ các số hotline hoặc email về [email protected] để được hướng dẫn
Lưu ý:
- Thí sinh cần kiểm tra kỹ các thông tin thanh toán trước khi thực hiện thanh toán. Lệ phí thanh toán đã bao gồm phí dịch vụ của các ví thanh toán điện tử.
- Để hồ sơ được xem là hợp lệ, thí sinh cần làm đầy đủ các bước theo hướng dẫn và việc xác nhận “Đã thanh toán” trên trang thông tin điện tử cần được hoàn tất đến hết ngày 08/5/2024.
- Lệ phí đã đóng sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp.
Cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì trong tuyển sinh đại học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, trách nhiệm của cơ sở đào tạo như sau:
- Từ năm 2023 xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
- Tổ chức tuyển sinh theo đề án và quy chế tuyển sinh đã ban hành, tuân thủ các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ, chủ động giải quyết các rủi ro đã đưa ra trong đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo; giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và quy định của pháp luật có liên quan.
- Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống chậm nhất 30 ngày sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học; báo cáo những nội dung theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả tuyển sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
- Bảo quản, lưu trữ các tài liệu liên quan đến tuyển sinh trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ 2011 và các quy định về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục.
Đối với cơ sở đào tạo tổ chức thi còn phải bảo quản danh sách phòng thi, bài thi của thí sinh, hồ sơ và kết quả chấm thi theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?