Hoạt động viễn thông công ích là gì? Danh mục dịch vụ viễn thông công ích theo quy định mới nhất ra sao?
- Hoạt động viễn thông công ích là gì? Danh mục dịch vụ viễn thông công ích theo quy định mới nhất ra sao?
- Hoạt động viễn thông công ích được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo Luật Viễn thông 2023 ra sao?
- Doanh nghiệp viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức nào?
Hoạt động viễn thông công ích là gì? Danh mục dịch vụ viễn thông công ích theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ Điều 30 Luật Viễn thông 2023, hoạt động viễn thông công ích là việc hỗ trợ cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Danh mục dịch vụ viễn thông công ích mới nhất bao gồm:
- Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, địa bàn, khu vực, điều kiện, chất lượng, giá dịch vụ do Nhà nước quy định;
- Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Hoạt động viễn thông công ích là gì? Danh mục dịch vụ viễn thông công ích theo quy định mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Hoạt động viễn thông công ích được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Luật Viễn thông 2023 quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động viễn thông công ích như sau:
- Phổ cập dịch vụ viễn thông, trong đó ưu tiên khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực khó có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
- Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân; ưu tiên hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và thiết bị đầu cuối cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo Luật Viễn thông 2023 ra sao?
Tại Điều 31 Luật Viễn thông 2023, quy định Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý để thực hiện chính sách của Nhà nước về hoạt động viễn thông công ích.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, minh bạch, đúng mục đích, phù hợp với quy định của Luật Viễn thông 2023 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện thu, chi, hạch toán kế toán, quyết toán, công khai tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm cân đối giữa kế hoạch thu với nhiệm vụ chi và tiến độ giải ngân cho hoạt động viễn thông công ích;
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được sử dụng cho các mục đích sau đây:
- Hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để bù đắp chi phí cho doanh nghiệp viễn thông phát triển, nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực khó có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường; kết hợp bảo vệ khu vực biên giới trên đất liền và chủ quyền vùng biển, hải đảo;
- Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích;
- Hỗ trợ thiết bị đầu cuối;
- Chi quản lý hoạt động viễn thông công ích giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam thực hiện;
- Chi hoạt động bộ máy của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, quy định về tổ chức, hoạt động, nguồn kinh phí và việc sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động bộ máy của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Doanh nghiệp viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Quản lý hoạt động viễn thông công ích được thực hiện như thế nào?
1. Hoạt động viễn thông công ích được thực hiện như sau:
a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu;
b) Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp viễn thông theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Hỗ trợ thiết bị đầu cuối bằng tiền hoặc hiện vật cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp theo các phương thức đấu thầu, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ.
...
Vậy, doanh nghiệp viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu;
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?