Hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học của tổ chức xã hội nghề nghiệp có phải khai thuế, nộp thuế không?
Tổ chức xã hội nghề nghiệp sản xuất kinh doanh từ hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học có phải nộp thuế không?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế như sau:
Trách nhiệm của người nộp thuế
1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, dù là tổ chức xã hội nghề nghiệp thì khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chỉ cần có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế do cơ quan thuế cấp trước khi bắt đầu hoạt động.
Hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có phải khai thuế, nộp thuế không?
Hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học của tổ chức xã hội - nghề nghiệp nộp những loại thuế nào?
Về vấn này, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải nộp các loại thuế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, loại thuế suất cụ thể phải nộp phụ thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức thực hiện kinh doanh có thuộc đối tượng chịu thuế hay không.
(1) Thuế GTGT
Đối với thuế giá trị gia tăng, căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì
- Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Cụ thể, khi hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuể GTGT được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Mức thuế suất thuế GTGT đối với từng loại hàng hóa dịch vụ khác nhau được quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
(2) Thuế TNDN:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
(3) Thuế TNCN:
Căn cứ tại Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và việc quyết toán thuế quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh chi trả tiền lương cho nhân viên sẽ có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.
(4) Lệ phí môn bài:
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài, người nộp lệ phí môn bài như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, tổ chức xã hội nghề nghiệp nếu như có hoạt động sản xuất, kinh doanh thì vẫn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.
Ngoài ra, tại Công văn 5875/CTHN-TTHT năm 2023, Cục thuế Hà Nội trả lời vướng mắc Hội Điện lực Việt Nam về nội dung tương tự như sau:
Trường hợp Hội điện lực Việt Nam có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì Hội phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế. Khi Hội thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì Hội phải sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức xã hội nghề nghiệp cần phải xác định cụ thể hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học mà đơn vị thực hiện, sau đó tiến hành đối chiếu với các văn bản pháp luật nêu trên để xác định nghĩa vụ khai, nộp thuế phát sinh (nếu có) theo đúng quy định.
Nguyên tắc lập hóa đơn đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định.
- Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu giao nhiệm vụ cho Đảng viên mới kết nạp? Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày nào?
- Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận Kỳ 4 mới?
- Ngoài giấy phép lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn phải đáp ứng những điều kiện nào?