Hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027 như thế nào?
- Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 là gì?
- Mục tiêu cụ thể để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam là gì?
- Nhiệm vụ, giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027?
- Phân công nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 như thế nào?
Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2a Mục I Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao nhận thức, năng lực;
- Rà soát và hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật (trong đó có nâng cao hiệu quả và thúc đẩy việc tiếp cận các biện pháp khắc phục) nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2027 để phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế, kinh doanh đối với xã hội, môi trường (tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, lao động, môi trường;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng và các nhóm dễ bị tổn thương), qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam là gì?
Tại khoản 2b Mục I Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 cho biết:
Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về thực hành kinh doanh có trách nhiệm;
- Góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
- Đảm bảo Nhà nước ban hành chính sách và pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm theo đúng các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Xây dựng các biện pháp ưu tiên, khuyến khích đối với các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm;
- Đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm;
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm trên mức quy định tối thiểu của pháp luật;
- Qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững;
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp ở Việt Nam, bao gồm nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát và thúc đẩy việc tiếp cận các biện pháp khắc phục;
- Hoàn thiện các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027?(Hình internet)
Nhiệm vụ, giải pháp nào được đặt ra để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027?
Tại mục II Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 quy định về nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 như sau:
- (1) Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
+ Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp, người dân về chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm; nâng cao năng lực của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, của điều tra viên, năng lực tư vấn pháp luật của đội ngũ luật sư trong các hoạt động liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm
+ Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên và chức danh có liên quan trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam
+ Truyền thông, xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm để phát trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tích hợp, bổ sung nội dung về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các môn học đang giảng dạy hoặc xây dựng môn học (khóa học) về chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo luật, kinh tế
- (2) Hoàn thiện chính sách và pháp luật
+ Trong lĩnh vực đầu tư
+ Trong lĩnh vực lao động
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Một số lĩnh vực liên quan
- (3) Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật
+ Trong lĩnh vực đầu tư
+ Trong lĩnh vực lao động
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Một số nhiệm vụ, giải pháp liên quan khác
- (4) Chia sẻ thông tin, kết quả của các hoạt động trong các chương trình, đề án, diễn đàn, hội nghị quốc tế liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- (5) Sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai Chương trình
Phân công nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027 như thế nào?
Tại mục III Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 quy định phân công nhiệm vụ:
*Bộ Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện Chương trình;
*Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Đối với các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình:
- Đối với các cơ quan phối hợp: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Doanh nghiệp: Tôn trọng và thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi kinh doanh có trách nhiệm; khuyến khích xây dựng các quy tắc ứng xử nội bộ về thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
*Các tổ chức đại diện doanh nghiệp:
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết để thực hiện Chương trình, gửi về Bộ Tư pháp tổng hợp;
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các thành viên thực hiện Chương trình;
* Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia giám sát và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Xem chi tiết tại Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?