Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9 có gây ngập TP HCM? Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai cấp mấy?
Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9 có gây ngập TP HCM? Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai là bao nhiêu?
Ngày 22/9/2024, Công ty Thủy điện Trị An có Thông báo 1643/TB-TĐTA Tải về về việc Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9, xả tràn lần đầu hồ chứa Thủy điện Trị An.
Theo đó, trên cơ sở ở thời điểm hiện tại đang có cảnh báo lũ trên thượng nguồn hồ Trị An và mực nước tại trạm Thủy văn Biên Hòa vượt báo động I, Công ty Thủy điện Trị An thông báo thực hiện vận hành hồ cắt giảm lũ cho hạ du như sau:
- Thời điểm thực hiện: lúc 10 giờ 00 ngày 23/9/2024.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Công ty xin thông báo đến Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan chính quyền địa phương, đơn vị liên quan được biết để chỉ đạo, phối hợp và thông báo cho nhân dân vùng hạ du hồ chứa chủ động có biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.
Đồng thời, theo Mục 3 Bản tin 57-SGĐN Tải về ngày 22/9/2024 của Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ về thông tin cảnh báo về cấp độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai như sau:
Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2.
Mực nước đỉnh triều ở mức cao có khả năng gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp và ven sông và ảnh hưởng đến giao thông, các hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội trên khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Một vài tuyến đường tại TP.HCM có thể bị ngập như: đường Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu (tập trung nhiều tại quận 7 và huyện Nhà Bè)…
Ngoài ra, theo Bản tin 58-SGĐN Tải về ngày 23/9/2024 của Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ cảnh báo truyền cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai có nêu:
(1) Tình hình thủy văn đã qua
Trong 24h qua, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai xuống nhanh và ở mức xấp xỉ BĐI. Đến 7h ngày 23/09, mực nước cao nhất ngày tại trạm Phú An: 1,37m và trạm Nhà Bè:1,41m.
(2) Dự báo, cảnh báo
Mực nước tại các trạm tiếp tục xuống nhanh trong 05 ngày tới. Đỉnh triều cao nhất ngày duy trì ở mức xấp xỉ BĐI đến hết ngày 24/09.
(3) Thông tin cảnh báo về cấp độ rủi ro thiên tai do triều cường:
Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 1.
Như vậy, Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9 với Mực nước đỉnh triều ở mức cao có khả năng gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp và ven sông và ảnh hưởng đến giao thông, các hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội trên khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
Hồ Trị An xả lũ ngày 23 9 có gây ngập TP HCM? Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai cấp mấy? (Hình ảnh Internet)
Quy định việc vận hành giảm lũ cho hạ du đối với Hồ Trị An được quy định thế nào?
Việc vận hành giảm lũ cho hạ du đối với Hồ Trị An được quy định cụ thể tại Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019 như sau:
(1) Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 1 Điều 6 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019:
(i) Nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1 Điều 6 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn và mực nước hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du quy định tại điểm (ii), hạ dần mực nước hồ quy định tại điểm (iii) hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019;
(ii) Nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa vượt báo động I thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019;
(iii) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại điểm b khoản này nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 1 Điều 6 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1 Điều 6 Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:
- Mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa đã xuống dưới mức 1,5 m;
- Mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa vẫn trên mức 1,5 m nhưng dưới báo động I và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.
(iv) Trong quá trình vận hành theo quy định tại điểm (iii), nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước trạm thủy văn tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại điểm (ii)
(2) Trường hợp do quá trình vận hành giảm lũ cho hạ du, vận hành bảo đảm an toàn công trình trước đó mà chưa kịp đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1 thì thực hiện vận hành hồ như sau:
(i) Nếu xuất hiện một trong các tình huống dưới đây thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1:
- Mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa đã xuống dưới mức 1,5 m;
- Mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa vẫn trên mức 1,5 m nhưng dưới báo động I và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn và mực nước hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du quy định tại điểm (ii) và điểm (iii) hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019;
(ii) Nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa trên mức 1,5 m nhưng dưới báo động I thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du quy định tại điểm (iii) và điểm (iv) hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019;
(iii) Nếu mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa vượt báo động I thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ; đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 15 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019;
(iv) Trong quá trình vận hành theo quy định tại điểm (iii), căn cứ vào mực nước trạm thủy văn tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai ban hành kèm Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2019.
Quy định về bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập như sau:
- Bản đồ ngập lụt là bản đồ thể hiện phạm vi và mức độ ngập của vùng hạ du đập khi hồ xả nước theo quy trình, xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
- Căn cứ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập
+ Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;
+ Đối với hồ chứa nước vừa và nhỏ, bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được xây dựng trên cơ sở điều tra thực địa.
- Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của một đập, chủ sở hữu đập xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập;
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;
+ Vùng hạ du đập bị ảnh hưởng ngập lụt của nhiều đập trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa có liên quan xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập phải được xây dựng, phê duyệt chậm nhất sau 03 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?