Hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế xây dựng pháp luật như thế nào?
Hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật
Việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định sau đây:
1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức nước ngoài khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật có trách nhiệm:
a) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo. Bộ Tư pháp và các cơ quan nhận được văn bản xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến về việc tổ chức hội nghị, hội thảo;
b) Gửi báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo cho Bộ Tư pháp trong vòng 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo.
2. Sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo, các cơ quan, tổ chức chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo có trách nhiệm chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho ý kiến;
b) Kế hoạch hoặc Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
c) Các văn bản giải trình khác (nếu có).
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật gồm có:
- Văn bản đề nghị cho ý kiến.
- Kế hoạch hoặc Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
- Các văn bản giải trình khác (nếu có).
Hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật bao gồm những gì? Thực hiện hợp tác quốc tế xây dựng pháp luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện hợp tác quốc tế xây dựng pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định thực hiện hợp tác quốc tế xây dựng pháp luật như sau:
- Hợp tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức cung cấp chuyên gia, hỗ trợ thông tin và tài liệu, tổ chức khảo sát phục vụ việc xây dựng pháp luật, tổ chức hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 113/2014/NĐ-CP.
- Sau khi kết thúc hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả đầu ra và thực hiện việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 113/2014/NĐ-CP.
Hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật
1. Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức:
a) Cung cấp chuyên gia tư vấn thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật;
b) Trao đổi giảng viên;
c) Tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật.
2. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo với mục đích bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
3. Các hoạt động hợp tác khác về đào tạo, bồi dưỡng pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật.
4. Sau khi kết thúc hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả đầu ra và thực hiện việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật được thực hiện thông qua hình thức sau:
- Cung cấp chuyên gia tư vấn thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật.
- Trao đổi giảng viên.
- Tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?