Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì? Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hội bao gồm:
(1) Hồ sơ đề nghị thành lập hội được lập thành 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị thành lập hội theo mẫu kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP (bản gốc);
- Dự thảo điều lệ theo mẫu kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP;
- Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội kèm theo danh sách thành viên ban vận động thành lập hội (bản chính);
- Danh sách và đơn đăng ký tham gia thành lập hội của tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội (bản gốc);
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo mẫu kèm theo Nghị định này và phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản chính) của trưởng ban vận động thành lập hội không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia làm trưởng ban vận động thành lập hội (bản chính);
- Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi dự kiến đặt trụ sở của hội theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản kê khai tài sản thành lập hội (bản gốc) của ban vận động thành lập hội tự nguyện đóng góp (nếu có);
- Bản cam kết đảm bảo kinh phí hoạt động trong nhiệm kỳ lần thứ nhất của hội nếu được thành lập (bản gốc).
(2) Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP phối hợp với các cơ quan có liên quan đến hoạt động của hội quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, từ ngày 26/11/2024, hồ sơ, thủ tục thành lập hội được quy định như trên.
Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì? Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nội dung chính của điều lệ hội từ ngày 26/11/2024 gồm:
(1) Tên gọi của hội.
(2) Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
(3) Địa vị pháp lý, trụ sở chính của hội.
(4) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
(5) Quyền và nghĩa vụ của hội.
(6) Tiêu chuẩn hội viên.
(7) Quyền, nghĩa vụ của hội viên; thủ tục đăng ký tham gia hội, thủ tục ra khỏi hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
(8) Cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra hội; thành lập, quản lý tổ chức thuộc hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại hội.
(9) Đại diện theo pháp luật của hội; nhiệm vụ, quyền hạn, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, tạm đình chỉ công tác, cho phép công tác trở lại, tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, sức khỏe, nhiệm kỳ của chủ tịch, phó chủ tịch hội và các chức danh khác (nếu có).
(10) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, đình chỉ hoạt động có thời hạn và giải thể hội.
(11) Nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội.
(12) Khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm.
(13) Giải quyết tranh chấp, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động của hội.
(14) Các nội dung khác (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật.
(15) Sửa đổi, bổ sung điều lệ.
(16) Hiệu lực thi hành.
Như vậy, nội dung chính của điều lệ hội từ ngày 26/11/2024 phải đảm bảo 16 nội dung trên.
Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc có đảng đoàn.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác về thành lập, phê duyệt điều lệ hội.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?