Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành được quy định thế nào?
Việc nhập khẩu giống cây trồng hiện nay được quy định thế nào?
Việc nhập khẩu giống cây trồng hiện nay được quy định tại Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Nhập khẩu giống cây trồng
1. Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
3. Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
a) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
b) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
d) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
5. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng.
Như vậy, việc nhập khẩu giống cây trồng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trong đó, đối với giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu khi có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và mục đích nhập khẩu phải phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế.
Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 3 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX, Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen.
Thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành ra sao?
Thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 3 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Cụ thể như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.
- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.
- Bước 3: Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Đăng tải Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Như vậy, việc đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành được thực hiện theo các bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?