Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật hiện nay bao gồm những gì?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản a tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh với những nội dung sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Báo cáo khắc phục sau lỗi (Đối với trường hợp vùng phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu).
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật hiện nay bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các bước thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật ra sao?
Các bước thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được quy định cụ thể tại khoản a tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023 với những nội dung sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và gửi đến Cục Thú y.
Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng . Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cục Thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng.
Bước 4: Đánh giá tại vùng
- Đánh giá trực tiếp tại vùng:
+ Đánh giá mức độ đáp ứng quy định về an toàn dịch bệnh động vật;
+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc;
+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;
+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:
+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với vùng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại vùng sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Trường hợp vùng không phải khắc phục sai lỗi:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cục Thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp vùng phải khắc phục sai lỗi:
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Cục Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
Mức phí làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản h tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023, các khoản phí, lệ phí thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được xác định như sau:
- Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư 283/2016/TT-BTC.
Xem chi tiết tại Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?