Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo từ ngày 15/8/2024 gồm những hồ sơ gì? Trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ra sao?
Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo từ ngày 15/8/2024 gồm những hồ sơ gì?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm:
Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo
Việc lập hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư này. Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các tài liệu sau đây:
1. Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
2. Biên bản làm việc với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp;
3. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
4. Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
5. Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, từ ngày 15/8/2024, hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo, cụ thể bao gồm những hồ sơ sau:
Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 15 của Thông tư 06/2024/TT-TTCP, cụ thể:
(1) Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
- Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp;
- Báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo (nếu có);
- Quyết định thụ lý tố cáo;
- Thông báo việc thụ lý tố cáo;
- Thông báo nội dung tố cáo;
- Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo; quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo (nếu có);
- Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo (nếu có);
- Đơn rút tố cáo; biên bản ghi nhận việc rút tố cáo (nếu có);
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo (nếu có);
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo (nếu có);
- Văn bản về việc công khai kết luận nội dung tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo;
- Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý.
(2) Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu được ban hành trong quá trình giải quyết tố cáo, bao gồm:
- Văn bản đề nghị, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo;
- Biên bản các cuộc họp, làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo;
- Biên bản xác minh nội dung tố cáo;
- Văn bản trưng cầu giám định; kết quả giám định (nếu có).
(3) Nhóm 3 về thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được trong quá trình giải quyết tố cáo, bao gồm:
- Thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo do người tố cáo, người bị tố cáo cung cấp; biên bản giao nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
- Thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Và các tài liệu sau đây:
(4) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
(5) Biên bản làm việc với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp;
(6) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
(7) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
(8) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo từ ngày 15/8/2024 gồm những hồ sơ gì? Trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ra sao?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo như sau:
- Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc lập hồ sơ giải quyết tố cáo.
- Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xác minh nội dung tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì xác minh hoặc Trưởng đoàn xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh có trách nhiệm giúp người giải quyết tố cáo lập hồ sơ giải quyết tố cáo.
Bảo quản hồ sơ tố cáo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về bảo quản hồ sơ tố cáo như sau:
- Hồ sơ giải quyết tố cáo được bảo quản đầy đủ, an toàn, bảo mật và sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ giải quyết tố cáo được bảo quản tại kho lưu trữ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc lưu trữ tại cơ quan, đơn vị được giao xác minh nội dung tố cáo.
- Thời hạn bảo quản hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?