Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân gồm những gì? Phương án tổ chức lại phải có những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân gồm có:
- Văn bản của Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại nêu rõ các nội dung thay đổi so với Phương án tổ chức lại đã gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị chấp thuận nguyên tắc (nếu có).
- Nghị quyết của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại thông qua các nội dung thay đổi tại Phương án tổ chức lại đã gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại (nếu có).
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận những nội dung thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đối với quỹ tín dụng nhân dân bị tách, quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Biên bản cuộc họp Đại hội thành viên đầu tiên quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới về việc:
+ Bầu, bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách theo danh sách nhân sự dự kiến được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
+ Các nội dung khác theo quy định phải được các thành viên tham dự cuộc họp Đại hội thành viên đầu tiên biểu quyết thông qua theo đa số.
- Biên bản cuộc họp Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị tách, quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập về việc bầu, bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách theo danh sách nhân sự dự kiến được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận (nếu có thay đổi).
- Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới, quỹ tín dụng nhân dân bị tách, quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập (nếu có thay đổi) về việc bổ nhiệm Giám đốc theo danh sách nhân sự dự kiến được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
- Danh sách các thành viên tham gia góp vốn tại quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại, có tối thiểu các nội dung sau:
+ Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân).
+ Số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với thành viên là pháp nhân).
+ Số tiền tham gia góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân gồm những gì? Trong phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trong phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định phương án tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử (nếu có) của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại.
- Lý do tổ chức lại.
- Tình hình tài chính và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại trong năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ.
- Giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu tính đến thời điểm nộp hồ sơ; việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại trong năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ.
- Lộ trình thực hiện tổ chức lại.
- Dự kiến về tên, địa bàn hoạt động, địa điểm đặt trụ sở chính và mạng lưới hoạt động, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ, phạm vi, nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân hình thành sau tổ chức lại phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
- Phương án kinh doanh dự kiến của từng năm trong 03 năm tiếp theo của quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại; trong đó tối thiểu phải có mục tiêu và kế hoạch kinh doanh và dự kiến thực hiện quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của từng năm và phân tích, thuyết minh khả năng thực hiện phương án.
- Biện pháp chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin quản lý, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo thông suốt hoạt động trong và sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.
- Dự trù chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức lại và nguyên tắc phân bổ chi phí đối với quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại.
- Phương án xử lý đối với người lao động làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại.
- Đánh giá tác động của việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân và phương án xử lý các tồn tại, yếu kém (nếu có) nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và liên tục của quỹ tín dụng nhân dân trong quá trình tổ chức lại.
- Quyền lợi, nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, các tổ chức và cá nhân có liên quan (nếu có).
- Nguyên tắc, phương án phân chia tài sản (đối với quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chia, tách) trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
- Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có).
Trình tự chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định trình tự chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại, Hội đồng tổ chức lại gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2018/TT-NHNN. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì văn bản chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại không còn giá trị.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Hội đồng tổ chức lại xác nhận về việc đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
+ Ra quyết định chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.
+ Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép cho quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại.
- Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?